40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 23 Tuần Tuổi

Ở tuần thai thứ 23, bé yêu của mẹ đang tăng trọng lượng một cách nhanh chóng. Điều đó cho thấy bé của mẹ đang lớn lên từng ngày và tất nhiên là bụng của mẹ cũng sẽ tròn và to lên thấy rõ. Mẹ hãy xem giai đoạn này mẹ và bé đã “trưởng thành” như thế nào nè.

Những thay đổi của thai nhi 23 tuần tuổi

  • Trong tuần 23, bé đã như một quả bí đao ngắn, tăng hơn 130g so với tuần trước, cân nặng của bé lúc này đạt gần 600g, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân đạt 30cm do lượng mỡ đệm phát triển nhanh làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
  • Cơ thể bé dần cân đối, cơ bắp đang phát triển giúp cho cử động của bé trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Khung xương của bé ngày càng cứng, mặc dù da vẫn trong suốt nhưng sau khi lớp mỡ dưới da dày lên và các tế bào biểu bì phát triển, việc này sẽ thay đổi.
  • Lỗ mũi của bé đã thông và bé đã bắt đầu hít thở thường xuyên. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
  • Não bé đang phát triển hoàn thiện, hình thức sơ khai của bộ nhớ đã được hình thành. Vị giác ngày càng phức tạp hơn.
  • Bé đã có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của mẹ. Hoặc bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của mẹ.
Thai nhi 23 tuần tuổi
Ở tuần 23, bé con trong bụng đạt gần 600g, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân đạt 30cm

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 23 tuần tuổi

  • Tuần thai này, một số mẹ có thể xuất hiện tình trạng ợ nóng.
  • Khi chải răng có thể sẽ chảy máu, sưng hoặc viêm nướu răng. Mẹ không nên lo lắng vì điều này cho thấy mẹ cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi.
  • Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của mẹ cũng đang hoạt động liên tục, nguyên nhân chính là do hai hormone Progesterone và Relaxin giúp nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Giúp cho cơ thể mẹ chuẩn bị sẵn sang cho việc sinh nở nhưng cũng khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn, để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ nên tắm nước ấm và xoa bóp bụng hoặc làm vật lí trị liệu nếu có thể mẹ nhé.
  • Mẹ sẽ có cảm giác đói thường xuyên hơn.
  • Suy nghĩ nhiều hơn đến ngày sinh, có thể có tâm lí hoang mang lo lắng. Hãy gặp bác sĩ ngay để có lời khuyên chính xác mẹ nhé.

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 23 tuần tuổi

  • Thắt dây ăn toàn khi đi xe hoặc hạn chế di chuyển bằng xe máy hoặc phương tiện không an toàn.
  • Tránh xa các khu vực có khói thuốc, nhang đèn.
  • Tập thói quen nằm bên trái thay vì nằm ngửa để giảm thiêu sự chèn ép của tử cung lên các mạch máu quan trong cung cấp oxi cho nhau và bé.
  • Kiểm tra kĩ lưỡng các thức ăn mẹ và tìm hiểu rõ các thức ăn mà mẹ phải tránh. Pho-mát mềm, xà lách trộn, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thit sống đều có nguy cơ làm mẹ mắc phải vi khuẩn hình que nguy hiểm.

Một điều rất quan trọng trong suốt thai kỳ, đó là mẹ nên thực hiện chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng có bổ sung acid folic và các dưỡng chất khác như sắt, canxi… theo liều lượng cho phép để bé phát triển khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng hợp lý. Mẹ đừng quên uống Dielac Mama để bổ sung DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp nhen. Chúc mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close