40 tuần thai

Thai nhi tuần 21 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Trong ba tháng giữa thai kỳ, Mẹ có thể có những giấc mơ kỳ lạ về những ngày sắp đến. Đặc biệt với lần đầu tiên mang thai, Mẹ sẽ đắm mình trong những khoảnh khắc kỳ diệu nhất mà mình chưa bao giờ trải qua; có khi lúc này Mẹ đã cảm nhận được bàn chân của bé đạp nhẹ vào thành bụng của mình. Đây là cột mốc quan trọng bắt đầu giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não và thể chất của bé, chính vì vậy, khi bé bắt đầu đạp là lúc Mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu như DHA, Cholin, Sắt, Acid Folic, Vitamin để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong giai đoạn này.

Phát triển ở bé – thai nhi tuần 21

Vào tuần mang thai thứ 21, không chỉ các cơ quan quan trọng của bé phát triển, mà nhiều trong số đó đang hoạt động để chuẩn bị cho chức năng của chúng sau khi bé chào đời.

Bé có thể dài khoảng 18 cm, khoảng bằng củ cà rốt, cân nặng khoảng 320g vào tuần mang thai thứ 21.
Hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc. Vào tuần thứ 21, bé đã bắt đầu nuốt dịch màng ối và hấp thu lượng nhỏ đường từ đó. Lượng đường qua hệ tiêu hóa góp 1 phần nhỏ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho bé. Hầu hết dưỡng chất cho thai nhi được cung cấp thông qua nhau thai và dây rốn.
Tủy xương của bé, chứ không phải gan và lá lách, tiếp nhận công việc tạo các tế bào máu. Lúc này, tay chân của bé đã cân đối.
Vì các cơ bắp mạnh hơn và các tế bào thần kinh nối với não tiếp tục phát triển, các di chuyển của bé trở nên nhịp nhàng hơn.


Thay đổi của mẹ – thai nhi tuần 21

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 21
Tuần thứ 21, bé bắt đầu biết đạp


Huyết áp của Mẹ đang duy trì thấp hơn bình thường một chút. Hãy yên tâm vì nó sẽ trở lại bình thường vào tuần mang thai thứ 25. Lúc này, ngực của Mẹ tiếp tục phát triển lớn hơn và có thể sẵn sàng cung cấp sữa vào tuần mang thai thứ 21. Mẹ có thể thấy những giọt nhỏ xíu dịch màu hơi vàng hoặc chứa nước xuất hiện trên núm vú ngay cả giai đoạn rất sớm này. Đây là sữa ban đầu, còn gọi là sữa non. Đừng lo lắng nếu ngực của Mẹ không tiết sữa trong thời gian mang thai. Điều đó là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến khả năng cho em bé bú sau khi sinh.
Hầu hết các Mẹ đều tăng cân khoảng 450g mỗi tuần trong thời gian này, cũng có thể có tuần tăng nhiều hơn 1 chút và tuần khác tăng ít hơn 1 chút. Điều quan trọng là Mẹ cần giữ cho cân nặng tăng ổn định.
Các triệu chứng thông thường khác là đau vùng lưng dưới và tiết dịch có thể xảy ra liên tục trong tuần lễ mang thai thứ 21. Mẹ có thể dễ bị viêm nướu răng khi có thai, vì thế hãy kiên trì làm sạch kẽ răng.

Mẹ cần làm gì – thai nhi tuần 21

Mẹ nhớ ghi chú những ngày kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng, cùng với những câu hỏi cụ thể mà Mẹ muốn trao đổi với bác sĩ. Đồng thời, các bệnh viện và phòng khám thường xếp lịch khám cho nhiều người cùng một lúc, vì thế Mẹ cần dự trù một khoảng thời gian kha khá cho những buổi khám định kỳ Mẹ nhé!

Dinh dưỡng – thai nhi tuần 21

Mẹ đừng quên cung cấp sắt cho cơ thể! Thiếu sắt, cơ thể Mẹ sẽ khó sản sinh hồng huyết cầu. Tuần lễ này là thời điểm quan trọng, hãy chắc chắn Mẹ được cung cấp ít nhất 30 mg sắt mỗi ngày để tránh rủi ro thiếu máu do thiếu sắt.

Vận động – thai nhi tuần 21

Mẹ gặp khó khăn với Kegel? Mẹ hãy nghĩ đến lợi ích của phương pháp này, là giúp Mẹ có thể kiểm soát được cơ thể mình tốt hơn trong quá trình mang thai, bé sẽ chào đời thuận lợi hơn! Như vậy Mẹ sẽ có động lực để vui vẻ tập mỗi ngày nha!

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close