Nuôi con

Trẻ bị suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Bé suy dinh dưỡng do kén ăn, bú kém hoặc hệ tiêu hóa kém mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho bé, cho bé ăn dặm nhiều bửa/ ngày hơn, bổ sung thực phẩm giàu canxi, dha, protein bằng các món bên dưới.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé suy dinh dưỡng

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa 1 ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác thì mẹ cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng.

tre suy dinh duong an gi

  • Nên cho 1 ít dầu mỡ khuấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ. Cho bé ăn thêm hoa quả chín. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu lượng protein cần thiết, bên cạnh đó, những bé bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi cũng do không bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể. Vì vậy, khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin D, canxi.

Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ là:

  • Gạo, khoai tây.
  • Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
  • Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
  • Dầu, mỡ.
  • Các loại rau xanh và quả chín.

Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt để chống chứng thiếu máu ở trẻ em như bí đỏ, gan động vật, thịt bò, hải sản,…; bổ sung kẽm và selen kích thích hấp thu thức ăn và tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen gồm hải sản. các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà,…

Các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng NGON+ DINH DƯỠNG= BÉ THÍCH NGAY

Trẻ dưới 6 tháng

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ để mẹ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt để nuôi con. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các loại sữa ngoài  thay thế thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Các món ăn cho trẻ từ 6 tháng tuổi

1/ Cháo thịt bò

Thịt bò chứa rất nhiều protein, chất sắt và các nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các món ăn từ thịt bò sẽ giúp cung cấp năng lượng, cải thiện cân nặng nhanh chóng cho trẻ. Không những thế, ăn thịt bò nhiều còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy quá trình hình thành protein mới.

tre-bi-suy-dinh-duong-nen-an-gi

– Nguyên liệu:

  • Thịt bò 100g
  • Gạo 100g
  • Lòng đỏ trứng 30g
  • Hành tây 10 g
  • Vừng trắng 5g
  • Xì dầu 10g, muối 3g.

– Cách làm:

  • + Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
  • + Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm, cho thêm chút xì dầu vào đảo đều.
  • + Sau đó, thêm gạo và nước vào đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút.
  • + Cho muối vào rồi múc ra, cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều.
  • + Cuối cùng cho thêm vừng vào là có thể cho bé ăn được.

2/ Cháo lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển và cân nặng của trẻ.

– Nguyên liệu:

  • Lòng đỏ trứng gà 2 cái,
  • Gạo ngon 50g
  • Bột gia vị vừa đủ.

– Cách làm:

  • + Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột.
  • + Gạo rang vàng tán thành bột.
  • + Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
  • + Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.

3/ Các món từ lươn

Lươn là một món ăn bổ dưỡng, một loại thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh.Lươn chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D, chữa bệnh biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ em.

tre-bi-suy-dinh-duong-nen-an-gi

– Nguyên liệu:

  • Thịt lươn 300g
  • Đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g
  • Hành tây 25g
  • Muối ăn vừa đủ.

– Cách làm:

  • Lươn mẹ làm sạch, cắt khúc.
  • Đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc rồi nêm hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được.
  • Mẹ cho bé ăn thịt lươn và uống phần nước.

Có một chú ý mẹ cần ghi nhớ là trong thịt lươn có chứa 1 loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và có thể chịu được nhiệt độ cao. Do đó, khi chế biến lươn cho trẻ ăn mẹ cần nấu chín kỹ để tránh đưa vi khuẩn vào người bé gây nhiều bệnh khác.

4/ Cháo tim heo

Tim lợn là món ăn quen giàu chất dinh dưỡng và là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Trong loại thực phẩm này chứa ác chất đạm, chất béo, chất sắt, vitamin A và cholesterol. Đặc biệt là cholesterol cao hơn rất nhiều so với các loại thịt, cá, tôm,…

– Nguyên liệu:

  • 100g  tim lợn
  • 50g gạo nếp cùng các gia vị.

– Cách làm:

  • + Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối gia vị, rồi xào chín.
  • + Hạt cau giã nhỏ, lọc lấy 300ml nước.
  • + Cho gạo nếp vào nước hạt cau ninh nhừ.
  • + Khi cháo gần chín thì cho tim lợn vào, đảo đều, khi cháo sôi lại là được.
  • + Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng ấm, ăn ngày 2 lần vào lúc đói.

5/ Cá lóc hấp

Cá quả hay còn gọi cá lóc, cá bông, cá chuối hoa, cá sộp, điểu ngư, hắc ngư, hoa ban ngư…  là món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của con người. Trong 100g thịt cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác. Đây là loại cá rất dễ hấp thu nên thích hợp cho trẻ em bị suy dinh dưỡng, giúp bé tăng cân hiệu quả.

– Nguyên liệu:

  • Cá quả 1 con (khoảng 250g)
  • 2 tỏi tép vừa
  • Bột gia vị vừa đủ.

– Cách làm:

  • Cá làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 – 3 đường.
  • Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, gia vị rồi ướp cá. Sau 20 phút đem cá hấp cách thủy rồi cho trẻ ăn. Khi cho bé ăn, mẹ gỡ lấy thịt cá và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

6/ Bột chân cua

Cua có hàm lượng protein cao hơn hẳn các loại thịt khác, cua còn đứng top đầu danh sách các món có hàm lượng canxi dồi dào. Từ cua, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn cho trẻ như cháo, bột. Trong đó, món bột chân cua là gợi ý vô cùng thích hợp cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • Chân cua 300g
  • Hạt sen 50g
  • Đậu xanh 50g.

– Cách làm:

  • Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn.
  • Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột.
  • Các thứ trên trộn đều với nhau.
  • Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày.

7/ Gan gà hấp

Gan động vật là loại thực phẩm đứng đầu bảng về hàm lượng đạm. Trong đó, gan gà có chứa hàm lượng sắt và vitamin A cao. Do đó, gan đặc biệt tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Nguyên liệu:

  • Gan gà 150g
  • Phục linh 10g
  • Bột gia vị vừa đủ.

Cách làm:

  • Phục linh tán thành bột.
  • Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị.
  • Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 – 10 ngày. Mẹ có thể thay gan gà bằng gan lợn.

tu khoa

  • thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
  • thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi-webtretho
  • trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
  • tre suy dinh duong thap coi uong sua gi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close