Nuôi con

Trẻ khóc thét khi đang ngủ, giật mình hoảng hốt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, khóc thét khi ngủ có thể do bé bị còi xương, rối loạn giấc ngủ, bị sợ hãi khi bị quát mắng nhiều,… mẹ tìm cách quan tâm nhiều hơn đến bé, ôm bé khi bé khóc, bế bé lên để bé ngủ lại.

Vì sao trẻ hay khóc thét khi đang ngủ?

Hiện tượng trẻ khóc thét khi đang ngủ thường xảy ra vào ban đêm ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi, thời gian khóc kéo dài từ 5 tới 30 phút, lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân gây ra có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.

tre-khoc-thet-khi-ngu

Về mặt sinh lý, dân gian thường gọi là khóc dạ đề, hay gặp nhất ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi. Do nhu động ruột của trẻ chưa ổn định nên nếu nhu động ruột tăng lên, gây ra các cơn đau bụng dữ dội khiến trẻ khóc thét lên. Tình trạng này sẽ chấm dứt lúc bé qua 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của bé trở lên hoàn thiện.

Tuy nhiên, các trường hợp khóc sinh lý không nhiều mà hầu hết trẻ khóc thét khi đang ngủ đều vì lý do bệnh lý, bao gồm:

  • Trẻ không được chăm sóc đầy đủ khiến cơ thể trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Trước giờ đi ngủ, trẻ đùa nghịch quá nhiều khiến thần kinh bị kích thích, căng thẳng.
  • Trẻ bị quát mắng nhiều sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi, dần dần hình thành nỗi ám ảnh trong tâm trí của trẻ. Điều đó khiến cho giấc ngủ của trẻ hay chập chờn, trẻ thường giật mình tỉnh giấc và khóc thét giữa đêm.
  • Trẻ bị còi xương: Khóc thét lên khi đang ngủ là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng còi xương, suy dinh dưỡng. Nhất là với những trẻ không thường xuyên tắm nắng hoặc uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ khi chịu những thương tổn về tâm lý chẳng hạn như thay đổi môi trường sống, không cảm nhận được tình thương của cha mẹ hay thường xuyên xem những cảnh phim bạo lực.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét phải làm sao?

Ba mẹ cần có mặt lúc bé thức giấc trong sợ hãi.

tre-khoc-thet-khi-dang-ngu

  • Ngồi vào giường ôm bé và trấn an “Bây giờ con không sao, ba mẹ đây rồi”. Vậy là đủ.
  • Cho bé uống nước, ngồi với bé đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ và điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ.
  • Ba mẹ chủ yếu chỉ cần trấn an bé chứ không cần giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết.
  • Đừng tự làm mình áp lực, hãy thoải mái. Bạn chỉ cần trấn an bé để bé ngủ tiếp là đủ.

Kinh nghiệm xử lý trẻ bị giật mình, khóc về đêm

  • Một số chuyên gia cho rằng các bé cần được đánh thức một cách nhẹ nhàng và trấn an rồi giúp bé ngủ lại.
  • Những ý kiến khác cho rằng ba mẹ chỉ cần ở trong phòng quan sát bé, đảm bảo bé không bị gì- vậy là đủ. Hội chứng này chỉ xuất hiện khoảng 10 phút vào giữa đêm thôi.
  • Ba mẹ cần thật bình tĩnh và làm sao cho bé cảm nhận là bé không hề đơn độc, mặc dù bé không hề tỉnh giấc để biết điều đó.
  • Một cách khác là ba mẹ có thể đánh thức bé 15 phút trước khi bé bắt đầu xuất hiện hội chứng này hằng đêm. Cách này có thể chặn hội chứng sợ hãi về đêm trước khi nó xuất hiện.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

  • Trong trường hợp trẻ giật mình, khóc thét giữa đêm, mẹ nựng và cho bú nhưng trẻ vẫn không nín khóc.
  • Khi bé khóc có dấu hiệu vặn mình, co bụng, tím mặt, khóc khoảng 30 phút nhưng không dừng cần đưa con đi gặp bác sĩ ngay.

tu khoa

  • trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét
  • trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình
  • trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình
  • trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
  • trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao
  • trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close