Bệnh lý

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu dễ nhận biết nhất

Nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu là chức năng tiêu hóa kém, đau bụng vùng thượng vị, đại tiện ra phân đen, buồn nôn và sờ thấy khối u khi muộn. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là các phương pháp phổ biến.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Bệnh rất khó chẩn đoán và phát hiện sớm, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ. Hằng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

trieu-chung-ung-thu-da-day-giai-doan-dau-1

Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày là gì?

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:

  • Một chế độ ăn uống ít trái cây và rau, nhiều thức ăn hun khói và mặn, ăn quá nhiều đồ nóng, nhiều dầu mỡ… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Di truyền, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh rất cao.
  • Do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày.
  • Viêm dạ dày mãn tính, trong đó đề cập đến một tình trạng viêm dạ dày lâu dài.
  • Thiếu máu ác tính, đó là sự sụt giảm các tế bào hồng cầu xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường.
  • Nhóm máu, những người thuộc nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Triệu chứng của ung thư giai đoạn đầu

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Tiêu hóa kém

Chức năng tiêu hóa kém, có biểu hiện ợ chua kiên tục: Có tới gần 70% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có biểu hiện rõ ràng này và chúng là lời cảnh báo sớm nhất của bệnh.

Thở ra hơi nóng

Hơi thở ra nóng, không còn tâm trạng ăn uống: tình trạng hô hấp không thay đổi gì nhưng có cảm giác hơi thở nóng ấm như khi bị sốt. Cả khi đói bụng cũng không muốn đụng đến thức ăn. Trở nên ghét nhưng món có nhiều mỡ, thậm chí là thịt nạc.

Buồn nôn

Có biểu hiện nôn sau khi ăn xong:  Mới đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu, buồn nôn những về sau những món không yêu thích hoặc món nhiều dầu mỡ ăn vào sẽ bị nôn ngay. Tình trạng bệnh nặng thì sẽ bị nôn sau mỗi bữa ăn.

Đau bụng vùng thượng vị

Những cơn đau bụng không ngớt: vị trí bị đau nhiều nhất đó là thượng vị, bị đau bất cứ lúc nào, hoàn toàn không có dấu hiệu cũng như chu kì cố định.

Sụt cân

Cân nặng giảm sút đáng kể: trước đó bệnh nhân bị mất cảm giác thèm ăn, cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng, rất hay trong tình trạng uể oải, làm việc kém năng suất là những biểu hiện của ung thư dạ dày.

Chảy máu trong và đại tiện ra phân đen

Khi bị ung thư dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu trong gây mất máu. Hậu quả là bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, da tái nhợt, hay bị hoa mắt, tinh thần uể oải, sức lực kém. Các dấu hiệu khác để nhân biết nữa là đại tiện phân đen do máu khô và mùi thối vì máu bị tiêu hóa một phần.

Khi bệnh đã vào giai đoạn muộn thì người bệnh có thể trực tiếp sờ thấy khối u.

Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày như thế nào?

Hạn chế ăn mặn

Những thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà … rất được lòng nhiều người nhưng chúng lại chứa một lượng lớn nitrit và amin thứ cấp – những chất có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây tổn thương dạ dày, thậm chí có thể gây ung thư.

Chính vì thế, nếu muốn tránh xa bệnh ung thư dạ dày, tốt nhất bạn hãy tránh xa các thực phẩm nhiều muối, hạn chế cho nhiều gia vị này khi nấu ăn. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm tươi sống, lành tính và nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày.

Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán dưới nhiệt độ cao

Những thực phẩm được chế biến dưới nhiệt độ cao, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… là những thực phẩm có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây nên căn bệnh đau dạ dày. Hơn nữa, trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene… Vì thế, dù có thèm đến mấy, bạn cũng nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi danh sách thực đơn hàng ngày nếu không muốn bị làm phiền bởi căn bệnh ung thư dạ dày.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia

Rượu và thuốc là là ket thù đối với sức khỏe con người, bởi chúng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì thế, từ bỏ rượu bia, thuốc lá là các tốt nhất để bạn tự bảo vệ sức khỏe, cũng như cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.

Tác phong ăn uống hợp lý

Tác phong ăn đúng giờ, ăn đủ, ăn chậm rãi, nhai kỹ rất tốt cho dạ dày của bạn, nhất là những bệnh nhân ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do việc ăn chậm, nhai kỹ có thể giúp giảm áp lực, gánh nặng, giúp dạ dày hoạt động tốt và không gây ra những tổn thương đối với niêm mạc dạ dày, từ đó giảm thấp nguy cơung thư dạ dày.

Ăn nhiều rau quả tươi

Rau quả tươi không chỉ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào mà còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả. Bạn có thể bổ sung một số loại rau quả giàu vitamin A,B,E.. như cà rốt, khoang lang, bí, trái cây khô…

Điều trị dứt điểm một số bệnh tiền thân của ung thư dạ dày

Một trong những cách ngăn chặn ung thư dạ dày là điều trị triệt để các bệnh về dạ dày có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Một số căn bệnh bạn cần chú ý ưu tiên điều trị như viêm teo niêm mạc dạ dày, thiếu máu ác tính… Đặc biệt là viêm loét dạ dày, căn bệnh có đến 5-10% nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày.

Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh trên cần thường xuyên kiểm tra và điều trị để triệt tiêu những biến chứng dẫn tới ung thư dạ dày.

Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu như thế nào?

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày căn bản bao gồm điều trị triệt căn và điều trị kịp thời. Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh như: cắt dạ dày bán phần kèm theo nạo vét hạch tại chỗ; cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch; đôi khi kèm theo cắt lách, cắt đuôi tụy, cắt đoạn đại tràng ngang. Chỉ định cắt dạ dày tùy theo vị trí của khối u, ví dụ u ở môn hang vị sẽ tiến hành cắt bán phần thấp, u ở vị trí trung bình hoặc u thâm nhiễm toàn bộ dạ dày sẽ chỉ định cắt dạ dày toàn bộ.

Khi không còn chỉ định điều trị triệt căn sẽ thực hiện phương pháp nối vị tràng để giải quyết hẹp môn vị.

Xạ trị

Chỉ định rất hạn chế. Có thể tia xạ vào u, vào hạch trong phẫu thuật. Ngoài ra tia xạ còn điều trị các ổ di căn như di căn xương.

Hóa trị

Với ung thư dạ dày, hóa chất điều trị có thể được áp dụng như là biện pháp chính khi ung thư đã có di căn xa mà phẫu thuật chỉ được coi là điều trị triệu chứng. Hóa chất cũng có thể dùng cho chuẩn bị mổ và củng cố kết quả phẫu thuật.

  • ung thư dạ dày có chữa được không
  • triệu chứng ung thư dạ dày
  • điều trị ung thư dạ dày
  • điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close