Bệnh lý

4 dấu hiệu mắc bệnh lao phổi thường thấy & hướng điều trị

Nhận biết triệu chứng bệnh lao phổi ở trẻ em & người lớn qua các biểu hiện: sốt, ra mồ hôi nhiều một cách bất thường, ho kèm theo tức ngực đau vùng ngực, khạc đờm, chán ăn mệt mỏi, sụt cân.

Bệnh lao phổi là sao?

Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong các thể lao. Tuy nhiên, trong khoảng một phần ba các trường hợp, lao cũng có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể, ví dụ như lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao khớp, lao thận, lao phúc mạc. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về lao phổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis), vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng. Đặc biệt, hiện nay bệnh lao thường xuyên đi kèm với HIV/AIDS. Những người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém vì vậy luôn là đối tượng hàng đầu của bệnh lao. Tỉ lệ tử vong vô cùng cao và nhanh chóng.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy, đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Dưới đây xin dẫn những dấu hiệu điển hình thường gặp để mọi người có thể đi khám sớm và được điều trị kịp thời.

4 dấu hiệu sớm của bệnh lao phổi hay gặp nhất

Sốt, ra mồ hôi bất thường

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.

Khạc đờm

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm.

dau-hieu-benh-lao-phoi

Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Đau ngực, khó thở

Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Chán ăn, mệt mỏi

Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh lao phổi có chữa được không?

Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu. Với điều kiện phải điều trị bệnh lao một cách đầy đủ, nghiêm túc: đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian. Để phòng bệnh, tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, có thể hạn chế cho trẻ mắc lao cấp tính tới 80%.

Lao lây lan như thế nào?

Lao không phải là bệnh di truyền nhưng khả năng lây truyền thì vô cùng cao. Mức độ lây lan rất nhanh, rất nhiều bệnh nhân lao chủ quan vô tình lây bệnh cho những người xung quanh mà không biết. Vi khuẩn lao vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi sẽ phát tán các vi khuẩn ra không khí, lây lan cho người bình thường.

Mặt khác, những bệnh nhân lao thường khạc nhổ khá nhiều đờm, trong đờm có rất nhiều vi khuẩn lao, khi ra môi trường không khí vi khuẩn lao có thể sống được 3 – 4 tháng. Đây là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm.

Phòng bệnh lao bằng cách nào?

  • Người bệnh cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, người chăm sóc cũng cần chú ý đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
  • Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi, mà cần phải có ống nhổ riêng, đờm khạc ra phải được đạy kín và đem tiêu hủy, tránh để bừa bãi, có thể phát tán mầm bệnh
  • Không sử dụng chung đồ vật, quần áo, chăn màn, không ngủ chung mà nên sắp xếp ngủ riêng, có phòng riêng. Đồ dùng của người bệnh như quần áo, chăn màn… tốt nhất hãy luộc sôi để diệt vi khuẩn lao trước khi giặt.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa tháng mát sạch sẽ, lau sạch nhà cửa với các hóa chất khử trùng như Cloramin B.

Quan trọng nhất trong phòng bệnh là điều trị khỏi hẳn nguồn lây, muốn vậy người bệnh phải kiên trì uống thuốc, đúng thuốc, đúng liều, và đủ thời gian theo quy định.

tu khoa

  • bệnh lao phổi có lây không
  • bệnh lao phổi có chữa được không
  • lao phổi có mấy giai đoạn
  • lao phổi sống được bao lâu
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close