Bệnh lý

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Người mắc ung thư phổi có các triệu chứng như: ho khan và đau ngực kéo dài, mệt mỏi, suy kiệt và sụt cân,… nếu phát hiện sớm khả năng chữa trị khỏi bệnh rất cao. Do đó người bệnh cần thăm khám và chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu là gì?

  • Dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Tuy nhiên, người mắc ung thư phổi sẽ có một số triệu chứng như: ho khan và đau ngực kéo dài, khan giọng, ho có đàm, ho ra máu, nuốt nghẹn, phù mặt, phù cơ, mệt mỏi, suy kiệt và sụt cân mà không hiểu vì sao.
  • Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, chỉ khi bệnh nhân tiến hành chụp Xquang phổi, chụp cắt lớp điện toán ngực có cảm quan thì mới có thể phát hiện chính xác khối u là lành tính hay ác tính đồng thời cũng xác định được vị trí của khối u.

ung-thu-phoi-giai-doan-dau-chua-duoc-khong

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Ung thư phổi có mấy giai đoạn?

Có 6 giai đoạn ung thư phổi: giai đoạn che lấp, giai đoạn 0, 1, 2, 3, 4. Dưới đây là tỉ lệ điều trị thành công ung thư phổi theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn che lấp: Khối u chưa hình thành, chỉ có tế bào ung thư nên cơ hội sống là rất cao, tỉ lệ điều trị thành công là 90%.
  • Giai đoạn 0, 1: cơ hội điều trị thành công có thể đạt đến 80% .
  • Giai đoạn 2, 3: khả năng chữa khỏi thành công là 60 – 70%.
  • Giai đoạn 4: Với ung thư phổi giai đoạn cuối, cơ hội điều trị thành công là 5 – 10%.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là làm sao để phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu khi những dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu là rất mờ nhạt? Điều này rất dễ khiến người bệnh cứ lầm tưởng là đang mắc phải những chứng bệnh thông thường khác. Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất để phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi là phải có ý thức phòng bệnh, thường xuyên tầm soát ung thư, phải đi khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó cần có các chế độ ăn uống, phòng chống ung thư một cách khoa học và hợp lý.

Chi phí điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu bao nhiêu?

Cũng như các căn bệnh ung thư khác, có thể áp dụng 3 phương pháp điều trị ung thư phổi: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị với các mức chi phí ở thời điểm hiện tại là:

  • Phương pháp phẫu thuật mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi: giá từ 10-30 triệu. Mổ nội soi sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ hơn vì vết mổ nhỏ hơn.
  • Phương pháp hóa trị: kéo dài 4 đợt, mỗi đợt có mức phí điều trị từ 13-15 triệu đồng.
  • Phương pháp xạ trị: chi phí còn phụ thuộc vào nơi điều trị và giai đoạn bệnh.

 Phòng chống ung thư phổi như thế nào?

  • Tránh khói thuốc lá, khói bụi do ô nhiễm môi trường.
  • Ăn uống đủ chất, giàu vitamin A, D, nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Hạn chế ăn đồ chiên nướng cháy khét.
  • Chế độ luyện tập đều đặn để tăng cường sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư phổi định kỳ.

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư phổi là:

1/ Ngũ cốc

  • Trong ngũ cốc chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư.
  • Theo các nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland thì Vitamin B có trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn hầu hết các loại ngũ cốc như: lúa mì, mầm lúa mì, gạo lứt, bột yến mạch, kê, ngô…
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại ngũ cốc được nấu cùng chất béo, bơ và dầu như: cơm rang, bánh ngọt, bánh quy, bánh quy kem, bánh chiên, khoai tây chiên.

2/ Các loại rau họ cải

  • Rau họ cải bao gồm các loại bông cải xanh, cải bắp, cải bruxen,súp lơ, cải xoăn… Nhiều nhà khoa học đã chứng minh ăn nhiều các loại rau họ cải sẽ giúp cơ thể phòng ngừa ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi.
  • Hợp chất indoles-3-carbinolcs và sulforaphane trong các loại rau này có tác dụng khắc phục những tác động xấu của các chất gây ung thư đến các tế bào khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
  • Thường xuyên bổ sung các loại rau họ cải trong các bữa ăn hằng ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi lên đến 40%.

3/ Đậu nành

  • Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bổ sung hormone như estrogen sau mãn kinh sẽ làm tiến triển bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, điều bất ngờ là isoflavones trong đậu nành có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen nhưng lại có thể chống lại sự phát triển của ung thư phổi ở phụ nữ.
  • Kết quả được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Oncologycho thấy những phụ nữ ăn và uống nhiều loại sản phẩm được chế biến từ đậu nành trước khi chẩn đoán ung thư phổi thường sống lâu hơn so với những người ít sử dụng đậu nành hơn. Mối liên hệ giữa việc sử dụng đậu nành và tỷ lệ sống còn rõ ràng hơn ở những người chưa từng hút thuốc.

4/ Bệnh nhân ung thư phổi cũng nên tăng cường ăn, uống các loại thực phẩm như:

  • Các loại cá chứa nhiều omega 3: cá hồi, cá thu, cá trích…
  • Các loại rau quả có màu cam và màu đỏ: Cam, đu đủ, cà rốt, ớt đỏ…
  • Thực phẩm giàu folate như: trứng, măng tây, bơ, đậu lăng…
  • Các loại chất béo có lợi: dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng: sữa, sữa chua, phô mai, sữa hương liệu…

Khám và điều trị bệnh ung thư phổi ở đâu?

Khi mắc ung thư hoặc có các triệu chứng của bệnh ung thư, bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khỏe ngay để được bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cơ sở y tế, bệnh viện khám và điều trị ung thư uy tín, thuộc quản lý của nhà nước, người bệnh có thể tìm đến:

  1. Các Khoa ung thư của các bệnh viện Tỉnh.
  2. Bệnh viện K hiện có 3 cơ sở:
    • Cơ sở 1 (43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
    • Cơ sở 2 Tam Hiệp (xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội)
    • Cơ sở 3 Tân Triều (số 30, đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội)
  3. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội).
  4. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 1, Trần Hưng Đạo, Phường Hai Bà Trưng, Hà Nội).
  5. Bệnh viện Việt Đức (40 Phố Tràng Thi – Hà Nội).
  6. Trung tâm Ung bướu bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thị xã Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh).
  7. Trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Huế ( Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế).
  8. Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
  9. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (Số 3, Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, TP.HCM).
  10. Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Nhân dân 115 (527 – Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP.HCM).

Từ khóa:

  • ung thư phổi giai đoạn đầu
  • ung thư phổi có chữa được không
  • ung thư phổi có lây không
  • ung thu phoi giai doan cuoi
  • điều trị ung thư phổi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close