Bệnh lý

Bé sốt cao liên tục không hạ phải làm sao?

Trẻ bị sốt cao liên tục không hạ là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như: viêm màng não, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tai,.. mẹ cần hạ sốt nhanh và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Nguyên nhân trẻ bị sốt cao là gì?

Thông thường, trẻ bị sốt là do nhiễm trùng. Tuy nhiên những nhiễm trùng hàng đầu có xu hướng gây sốt cao cho trẻ bao gồm viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng tai.

  • Viêm màng não: bệnh này ảnh hưởng đến chất lỏng, màng xung quanh não và tủy sống của trẻ. Triệu chứng của viêm màng não thường là sốt kèm theo nhức đầu, cứng cổ và ói mửa. Các bác sĩ gia đình khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu họ nghi ngờ con bị viêm màng não.
  • Nhiễm trùng tai: trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo kéo tai.
  • Viêm phổi: các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.
  • Nhiều bệnh tật nguy hiểm khác: Sốt cao ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư bạch hầu, ung thư gan và ung thư hạch, nhưng đây thường là những trường hợp hiếm gặp.
  • Ngoài ra, 1 loạt các bệnh tự miễn dịch khác cũng có thể gây sốt cao ở trẻ như viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến các khớp xương của cơ thể và các mô liên kết hoặc gặp các rối loạn viêm ruột như viêm loét đại tràng.

tre-bi-sot-cao-lien-tuc-khong-ha-phai-lam-sao

Bé sốt cao liên tục không hạ phải làm sao?

Hạ sốt đúng cách ngay cho trẻ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, rùng mình, thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt cao. Lúc này, mẹ cần tiến hành các bước sau:

  • Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng, không có gió lùa, hạn chế việc nhiều người vây quanh trẻ.
  • Tiến hành lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn bông mềm, sạch nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, mẹ chú ý các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C, mặc lại quần áo cho trẻ.
  • Mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol theo cân nặng để hạ sốt. Còn trong trường hợp trẻ bị nôn trớ, khó uống thuốc thì có thể dùng thuốc hạ sốt loại viên đặt hậu môn với liều 15mg – 20mg/kg trọng lượng cơ thể.
  • Bên cạnh việc cho bé uống thuốc thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé, giúp bé không kiệt sức.
  • Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu,… do đó nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Lúc này, mẹ cần bù nước cho trẻ bằng nước lọc, các loại nước ép trái cây,…do đó mẹ cần bù nước cho trẻ bằng các loại nước lọc, dung dịch oresol hoặc nước trái cây như cam, chanh nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp chăm sóc trên mà trẻ vẫn không hạ sốt thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.

Trẻ bị sốt cao không hạ có nguy hiểm?

Thông thường khi trẻ bị sốt cao mà mẹ sớm có các biện pháp chăm sóc và hạ sốt cho trẻ thì bé sẽ nhanh chóng hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp hạ sốt nhưng trẻ vẫn sốt cao thì có thể do những nguyên nhân sau:

1/ Thứ nhất là do bố mẹ chưa chăm sóc trẻ bị sốt không đúng cách, khiến tình trạng của bé vẫn không tiến triển. Một số sai lầm các bậc phụ huynh hay mắc phải khi chăm sóc trẻ bị sốt là:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt không đúng liều lượng đã chỉ định.
  • Cho bé mặc quá nhiều quần áo vì tâm lý sợ con lạnh.
  • Dùng nước lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.

2/ Thứ 2 là nếu bố mẹ đã áp dụng đúng các cách hạ sốt nhưng bé vẫn bị sốt cao thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm và cần được thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

  • Những cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên sử dụng khi bé sốt dưới 3 ngày.
  • Trên 3 ngày, nếu bé không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 – 39 độ, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể con đã sốt siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản….
  • Theo đó, khi cho trẻ đi khám bác sĩ, mẹ cần cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như:
    • Bé sốt nhiều về chiều và tối từ khi nào?
    • Bé có dấu hiệu ho, khó thở, chảy nước mũi, mất ngủ hay đau ở đâu không?
    • Các loại thuốc bạn đã cho bé uống trước đó.
    • Xung quanh nơi bé ở có dịch sốt nào không?

Cho bé ăn gì tốt khi bị sốt cao?

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu với trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con.
  • Đối với trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn ít, nhiều bữa, thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, ngũ cốc, sữa,…. Cho trẻ ăn quả chín, rau xanh sẫm để tăng sức đề kháng như: chuối, đu đủ, cam,.
  • Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Từ khóa:

  • uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt
  • khi trẻ bị sốt nên làm gì
  • trẻ sốt cao về đêm
  • trẻ bị sốt nên ăn gì
  • bé sốt cao liên tục không hạ
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close