Mang thai

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh

Phân biệt cơn đau bụng chuyển dạ giả và cơn đau bụng chuyển dạ sắp sinh khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm thông tin hiểu biết để chuyển bị tâm lý vượt cạn.

Vào thời kì cuối mang thai, mẹ bầu thường xuất hiện các cơn gò nhẹ ở tử cung với cường độ và mức độ đau của những cơn gò này sẽ tăng dần. Chị em cần bình tĩnh để phân biệt đâu là cơn gò chuyển dạ như thế nào là giả, là thật.

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh

Cơn gò chuyển dạ giả như thế nào?

Những cơn gò giả thường gây khó chịu nhưng sẽ không đau đớn. Nó có thể xảy ra khi thai nhi chuyển động hoặc khi một người nào đó chạm vào bụng của mẹ. Nó còn làm “kích hoạt” khi bàng quang đầy, sau khi mẹ bầu có quan hệ tìnhdục hoặc bị mất nước.

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh
Cơn gò sinh lý

Tuy nhiên chúng không làm giãn cổ tử cung như các cơn gò chuyển dạ sắp sinh. Hầu hết các bác sĩ cho rằng, các cơn gò giả giúp làm săn chắc cơ tử cung và thúc đẩy lưu lượng máu tới nhau thai.

Cơn đau chuyển dạ sắp sinh

Mẹ bắt đầu cảm nhận cơn đau chuyển dạ ở bụng, đau lưng. Khi mẹ lấy tay sờ vào bụng sẽ thấy bụng gò cứng ở dưới bàn tay. Mỗi cơn đau bụng như vậy thường kéo dài khoảng 20 – 30 giây sẽ hết rồi tiếp tục các cơn đau tiếp theo đó. Cơn đau bụng và lưng ngày một tăng dần, không có dấu hiệu ngừng đau, đây là đặc điểm quan trọng để mẹ cần nắm, khi đã vào cơn đau bụng chuyển dạ sắp sinh thật sự, cơn đau bụng sẽ liên tục tăng dần, đều đặn. Khi có cơn đau bụng, ở thành bụng của mẹ sẽ xuất hiện cơn gò cứng, khiến mẹ cảm nhận được khi sờ tay vào. Cơn gò tử cung ngày càng tăng về cường độ và tần số.

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh
Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh

Đi kèm với cơn đau bụng, mẹ thấy ra chất nhớt hồng ở âm đạo. Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy sẽ được thoát ra hòa lẫn ít máu do sự vỡ các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng. Trong một số trường hợp, mẹ còn thấy ra nước ối âm đạo, dấu hiệu này thường xảy ra khá đột ngột và tự nhiên, thường vào ban đêm, có cảm giác ra nước làm ướt quần. Sau khi ra nước ở âm đạo, mẹ thấy dấu hiệu đau bụng. Khi được người nhà đưa đến bệnh viện, mẹ được các bác sĩ chuyên khoa sản khám: cứ 10 phút có 2 – 3 cơn gò, có cường độ 40 – 80 mmHg.

Khám âm đạo cổ tử cung sẽ có hiện tượng mở âm đạo, biểu hiện cổ trong và cổ ngoài tử cung được nhập lại với nhau. Trung bình mở 2 – 3 cm.  Phần trình diện ngôi thai tại cổ tử cung được các bác sĩ khám xác định được đó là đầu thai nhi, thông qua túi ối và có thể xác định túi ối dẹt (túi ối dẹt, đầu thai nhi có dính sát với màng ối) hoặc túi ối phồng (đầu thai nhi với màng ối với một lượng nước ối ở giữa).

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có chuyển dạ sinh thật sự. Quá trình một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh thường kéo dài trung bình 16 tiếng ở mẹ có thai lần đầu tiên, và 8 tiếng ở các mẹ sinh lần hai.

Làm gì để giảm đau khi chuyển dạ thật?

Dù là cơn gò chuyển dạ thật hay giả, các mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm sự đau đớn:

– Đi bộ, thay đổi vị trí nằm: đây là một cách đơn giản để giúp mẹ bầu phân biệt cơn gò chuyển dạ sắp sinh và cơn gò sinh lý.

– Tắm nước hơi ấm: sẽ giúp cơ thể thư giãn, làm dịu tử cung. Nhiều mẹ bầu phương Tây đã lựa chọn cách ngâm mình trong nước ấm trong có cơn đau chuyển dạ sắp sinh và chọn cách sinh con dưới nước để giảm đau.

Phân biệt cơn đau chuyển dạ giả và cơn đau chuyển dạ sắp sinh
Massage bụng bầu

– Massage: sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng, căng thẳng và kiểm soát các cơn co thắt. Mẹ hãy nhờ người nhà để massage nhé.

– Học cách hít thở: Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần học cách thở khi sinh, tập trung vào nhịp thở đều khi có cơn co chuyển dạ thật. Lưu ý, không nên la hét sẽ làm mệt mỏi và mất sức hơn.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close