Nuôi con

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ em& cách xử lý

Sốt cao kèm theo nổi mẩn đỏ sau 2-3 ngày sốt, ho, khò khè, đau cổ, bé mệt mỏi & khó thở đặc biệt là sốt cao về chiều, về đêm là biểu hiện thường thấy của bệnh sốt phát ban do virus gây ra.

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm vi rút (70  – 80%), trong đó virút đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…Đây chính là lý do tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Sốt phát ban do vi rút sởi và virút gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em rất dễ lây lan, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh. Các trẻ mắc Rubella bẩm sinh sẽ là nguồn truyền bệnh cho người tiếp xúc cao hơn, vi rút có thể đào thải sau nhiều tháng sinh.

Triệu chứng của trẻ bị sốt phát ban

Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần.

  • Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao, hơn 103 độ F (39,5 độ C). Em bé có thể bị đau cổ họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra, em cũng có thể bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài từ 3 tới 7 ngày.

trieu-chung-cua-benh-sot-phat-ban-o-tre-em

  • Nổi đỏ: Sau khi hết sốt, các em thường bị nổi đỏ, cũng có em không bị. Ban đỏ này thường gồm những điểm hay những mảng nhỏ mầu hồng. Những vết này thường phẳng nhưng cũng có thể hơi nổi cộm. Chung quanh những vết này có thể có một quầng trắng. Ban thường nổi lên ở ngực, sau lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày.
  • Các triệu chứng khác:  gồm có mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, kém ăn, mí mắt sưng… Thời tiết nóng, ẩm, các tuyến mồ hôi bị tắc nên làn da của trẻ rất dễ bị phát ban.

Xử lý khi bé bị sốt phát ban bằng cách nào?

  • Hiện tại vẫn chưa có vắc xin ngừa bệnh sốt phát ban. Do đó, cách tốt nhất để trẻ không bị bệnh là tránh tiếp xúc với một em bé đang bị hoặc có nguy cơ bị.
  • Còn nếu như bé nhà mình có những dấu hiệu trên, hãy cho trẻ ở nhà, tránh tiếp xúc với trẻ khác mà lây bệnh trên diện rộng. Dù đã có kháng thể chống bệnh lần thứ 2, nhưng khi trong nhà có người bị bệnh này, cả nhà nên thường xuyên rửa chân tay thật kĩ để tránh lây lan.

Phòng ngừa cho sốt phát ban ở trẻ

  • Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Trẻ cũng cần uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
  • Cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ bị sốt phát ban. Việc tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày cũng rất là cần thiết, bên cạnh đó không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn đâu mẹ nhé. Vì thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, cũng không nên để trẻ bị lạnh. Còn việc kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng.

trieu-chung-cua-benh-sot-phat-ban-o-tre-em

Khi nào cần đưa trẻ đi viện, đi bác sĩ?

  • Đi khám ngay nếu bé có những biểu hiện sau
  • Sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.
  • Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.
  • Bị co giật.

tu khoa

  • sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
  • sốt phát ban ở trẻ 7 tháng tuổi
  • sốt phát ban là gì
  • bé bị sốt phát ban phải làm sao
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close