Mang thai

Nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa rủi ro khi nhau thai bám thấp

DƯ ỐI, RAU BÁM THẤP LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG NÀY?

Hỏi:

Bác sỹ ơi cho em hỏi. em có em bé dc 30 tuần, đi khám thì bác sĩ kết luận là “dư ối” và rau bám thấp, cần phải theo dõi. Em muốn hỏi là dư ối và rau bám thấp có nguy hiểm không và cách phòng tránh tượng này ạ? Em xin cám ơn (Thuylenguyen2803@gmail.com)

bán thấp, dư ối
Nhau bám thấp có nguy hiểm

Trả lời:

Chào mẹ Thuylenguyen!

– Dư ối là tình trạng bà bầu có quá nhiều nước ối trong tử cung. Thông thường các thai phụ bị dư nước ối ở thể nhẹ. Nước ối bao quanh thai nhi, bảo vệ thai nhi. Nước ối cũng bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng đồng thời giúp phổi của thai nhi phát triển. Thai nhi thường nuốt nước ối, rồi vận chuyển qua cơ thể theo dạng nước tiểu. Đây là cách thai nhi kiểm soát lượng nước ối xung quanh. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, lượng nước ối có thể tăng nhanh chóng. Siêu âm sẽ phát hiện các vấn đề khác xảy ra với thai nhi và sẽ theo dõi lượng nước ối. Nếu siêu âm chi tiết cho thấy không có gì bất thường thì thai nhi khỏe mạnh và tình trạng dư nước ối có thể gây nên bởi những nguyên nhân khác. Và tùy từng trường hợp bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên.

– Nhau bám thấp: Trong giai đoạn đầu mang thai, hợp tử (trứng đã được thụ tinh) bám vào tử cung, dần hình thành nên nhau thai. Nếu hợp tử này “cư trú” ở phía dưới tử cung thì sẽ kéo theo hiện tượng nhau thai bám thấp. Rau bám thấp thường gây chảy máu, máu thường có màu đỏ tươi, không đi kèm với dấu hiệu đau bụng, lượng máu ở lần sau có thể nhiều hơn lần trước. Và ở những tháng cuối thai kỳ thì tần suất chảy máu cũng tăng lên. Vì vậy lời khuyên của chúng tôi là bạn nên đi khám thai theo định kỳ ngoài ra, bạn nên tránh những công việc nặng nhọc, hạn chế đi lại nhiều. Nếu bạn bị ra máu khi quan hệ vợ chồng, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sỹ bạn nhé!

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close