Nuôi con

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?

Con quấy khóc, khó chịu khi bị hăm đỏ ở vùng mông và bẹn khiến cho mẹ cảm thấy lo lắng. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm nhất lúc này.

Hăm tã là 1 nguyên nhân phổ biến làm trẻ em khó chịu, quấy khóc. Trung bình, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị hăm tã ít nhất 1 lần. Vậy làm sao để trẻ không bị hăm tã?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã là dấu hiệu bị viêm da tại vùng mông và bẹn. Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã do nhiệt độ, độ ẩm của cơ thể, do ma sát khi mặc tã cọ sát vào da bé, vệ sinh vùng kín không được thường xuyên, mẹ thoa phấn rôm quá dày,…

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?

Khi trẻ sơ sinh bị hăm tã, các dấu hiệu sau thường xuất hiện, mẹ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục và có kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé rồi lan ra đến vùng mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, có khi xuất hiện mủ (nếu bị hăm tã nặng). Một nguyên nhân khác dẫn đến hăm da ở trẻ sơ sinh là do tiêu chảy cấp.

Quan sát da vùng quanh vùng hậu môn có màu đỏ tươi, loét đỏ, chảy máu hoặc chảy nước diễn đến sưng có mủ. Khi trẻ bị hăm da nặng sẽ quấy khóc, bú kém, ngủ ít. Trẻ sơ sinh da còn rất mỏng, dễ bị hăm tã nếu không biết cách chăm sóc.

Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã

Nếu có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ cần lưu ý vệ sinh cho trẻ và áp dụng các biện pháp dưới đây để chữa hăm tã cho trẻ nhé!

1. Trị hăm tã bằng mẹo dân gian

>> Cách trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng lá trầu không

Trong lá trầu có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm đau rất tốt. Vì thế, chọn lựa lá trầu không để trị hăm tã cho bé sơ sinh là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ. Cách thực hiện như sau: Mẹ hãy lấy 3 – 4 lá trầu không rửa sạch rồi đun sôi để nguội (hơi ấm). Mẹ lấy khăn sạch nhúng vào nước trầu không vắt ráo rồi nhẹ nhàng thấm lên vùng da bị hăm đỏ của bé, nhất là ở các nếp gấp nên lâu kĩ. Hoặc mẹ có thể đặt bé vào chậu nước có chứa nước trầu không để ngâm rửa sạch bé. Thực hiện liên tục 3 – 4 lần/tuần tình trạng hăm tã của bé sẽ giảm đáng kể.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?
Cách trị hăm tã cho bé sơ sinh bằng lá trầu không

>> Cách trị hăm tã bằng lá khế

Các mẹ dùng một nắm lá khế đem rửa sạch rồi giã nát và cho thêm 1 chút muối đun sôi để nguội. Tiếp theo mẹ dùng khăn mềm để thấm nước khế vừa pha thoa lên vùng bẹn của bé. Lưu ý mẹ nên thoa nhẹ nhàng để tránh bé bị đau.

>> Cách trị hăm tã bằng lá chè

Lá chè được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý về da, đặc biệt là chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nhờ có hoạt chất Lyzozym trong chè có tính năng giúp sát trùng da và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Mẹ hãy dùng vài lá chè xanh nấu nước đậm đặc rồi dùng khăn thấm nước chè thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm. Thực hiện 2 – 3 lần bé sẽ hết hăm mẹ nhé.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?
Cách trị hăm tã bằng lá chè

2. Trị hăm tã bằng cách thay đổi thói quen chăm sóc bé

Thường xuyên thay tã lót, bỉm cho bé; vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi bé đi đại tiện hoặc tiểu. Mẹ nên sử dụng quần áo, tã lót thấm mồ hôm. Hạn chế dùng phấn rôm vì dễ gây bít lỗ chân lông khiến trẻ dễ bị hăm tã.

3. Bôi kem chống hăm

Kem chống hăm có đặc tính là dầu không thấm nước giúp lưu lại lâu trên da của con, tạo ra một lớp màng bảo vệ cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Hiện có khá nhiều loại kem bôi chống hăm được bán trên thị trường có công dụng trị hăm da cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ cần phải cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn các sản phẩm kem chống hăm, bởi có thể các loại kem bôi này chứa thành phần nguy hại với làn da và sức khỏe của trẻ, làm cho trạng hăm tã trở nặng hơn.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?
Bôi kem chống hăm

Ngăn ngừa khi trẻ bị hăm tã

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên mẹ cần chú ý. Một bật mí cho các mẹ là nếu thực hiện tốt các điều này, chắc chắn bé con nhà mẹ sẽ không bị hăm, mẹ không còn phải lo lắng “Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã? Dưới đây là một số mẹo nhỏ mẹ cần biết:

– Thường xuyên thay tã cho bé, tránh quần áo, tã bị ướt.

– Dùng nước ấm để vệ sinh vùng mông, bẹn mỗi khi bé đi tiểu, đại tiện. Lưu ý, mẹ nên lau nhẹ nhàng và thật khô  da trước khi mặc tã mới.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã?
Thường xuyên thay tã cho bé để không bị hăm

– Không dùng giấy ướt, xà phòng tắm có mùi hương để lau hoặc tắm bé vì sẽ khiến hiện tượng kích ứng da tồi tệ hơn.

– Nên cho da bé được thoáng mát bằng cách ngừng đóng bỉm trong 1 vài ngày.

– Khi trẻ đã bị hăm, mẹ hãy thoa một lớp kem chống hăm. Lưu ý, nên rửa tay sạch để lấy kem, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cả một tuýp kem và gây ngứa vùng da bé.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị hăm tã? Trên đây là 1 số cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Nếu mẹ nhận thấy bé bị hăm tã nặng, phù nề, có chảy máu, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời để chữa trị.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close