Bệnh ganMang thai

Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?

Mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều có thể do sự thay đổi về thời tiết hay bị viêm đường hô hấp,… mẹ bầu cần điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn đến bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi.

Nguyên nhân gây ra hắt xì hơi ở mẹ bầu

  • Hắt xì hơi, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột.
  • Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu dần nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công gây nên triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
  • Bên cạnh đó, trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi do hiện tượng ốm nghén “hành hạ” nên càng dễ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng, ho, hắt hơi, sổ mũi xuất hiện.

hat-xi-hoi-nhieu-co-anh-huong-den-thai-nhi

Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?

Hắt xì hơi là những dấu hiệu của bệnh cảm?

  • Cảm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do virus gây ra. Trong đó, hắt hơi là triệu chứng đầu tiên. Do lúc này, hệ miễn dịch bị suy yếu nên mẹ bầu dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây nên cảm giác khó chịu và hắt hơi.
  • Một dấu hiệu điển hình cho biết mẹ bầu bị cảm đó chính là triệu chứng sổ mũi. Những cơn hắt hơi liên tục, lâu dần sẽ khiến mẹ bầu bị sổ mũi. Triệu chứng này gây không ít phiền toái cho chị em.

Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?

  • Mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi không kèm theo sốt, ho hay nôn ói thì có thể mẹ chỉ bị dị ứng thời tiết, cảm lạnh thông thường hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Những vấn đề này không làm ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ làm mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, mẹ cần có những biện pháp chủ động phòng tránh và luôn giữ ấm cơ thể thì tình trạng sẽ cải thiện hơn.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa.
  • Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down,…

Hắt xì hơi, sổ mũi khi mang thai có nên dùng thuốc?

Việc sử dụng thuốc trị sổ mũi trong thời kỳ mang thai rất hạn chế và cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi.

Thay vào đó, khi bị sổ mũi, mẹ bầu có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản sau để giảm bớt triệu chứng:

  • Dùng nước muối sinh lý (hoặc nước muối biển) rửa sạch mũi, xì cho ra hết chất nhầy ở mũi.
  • Khi hỉ mũi, tốt nhất mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau, tránh làm cọ sát vào mũi gây rát. Không được hỉ mũi quá mạnh để tránh làm tổn hại đến màng nhĩ (động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ).
  • Ăn nhiều tỏi hoặc có thể dùng nước ép tỏi nhỏ mũi để làm mũi dễ chịu hơn.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam quýt để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nếu tình trạng hắt hơi, sổ mũi kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị.

từ khóa:

  • bà bầu hay hắt xì hơi
  • hắt xì hơi đau bụng dưới
  • bà bầu hắt hơi
  • hắt xì bị đau bụng
  • hắt hơi sổ mũi có phải bị cúm không
  • hắt xì hơi nhiều lần trong ngày
  • bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close