Bệnh lý

Đường ăn kiêng có tốt không, có tác dụng gì?

Đường ăn kiêng, phổ biến nhất là đường bắp có vị ngọt đậm, xong không làm tăng đường huyết nên dùng tốt cho người bị tiêu đường, thích ăn ngọt  nhưng không muốn nạp thêm năng lượng nhưng cần ăn với liều lượng vừa phải là tốt nhất.

Đường ăn kiêng là gì?

Đường nhân tạo có độ ngọt gấp nhiều lần đường kính, tổng hợp từ những chất có trong tự nhiên, được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như bánh, nước ngọt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, mứt và thạch, sản phẩm từ sữa, và hàng loạt thức ăn và uống khác. Lợi thế của đường nhân tạo là không gây sâu răng, giúp kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết (vì không chứa carbohydrate). Cho đến nay, chưa phát hiện các vấn đề sức khoẻ khi sử dụng đường nhân tạo. Một số nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng chừng mực thì loại đường này an toàn cho sức khoẻ.

Đường ăn kiêng chứa thành phần gì?

  • Đường ăn kiêng có nguồn gốc thiên nhiên, không phải là chất hóa học, mà bản chất là các amino axit có vị ngọt. Đặc biệt những loại đường ăn kiêng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trên 150 quốc gia.
  • Nhưng đường ăn kiêng không chỉ giúp người sử dụng hạn chế lượng đường huyết trong máu mà còn không chứa thành phần saccharin (chất gây ung thư nếu sử dụng lâu dài), nhưng không nên dùng quá nhiều nó cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Đường nhân tạo có các loại sau

  • Aspartam: ngọt gấp 200 lần đường thông thường. Loại đường này dễ bị huỷ bởi nhiệt nên không được dùng cho nấu nướng (có thể thêm vào thức ăn sau khi đã chế biến). Mức an toàn để sử dụng hàng ngày là 50mg cho mỗi ký thể trọng.
  • Saccharin: ngọt gấp 300 lần đường thông thường. Không bị huỷ bởi nhiệt. Mức an toàn là 5mg/kg/ngày.
  • Sucralose: ngọt gấp 600 lần đường thông thường. Không bị huỷ bởi nhiệt độ (cả nóng và lạnh) nên có thể dùng trong chế biến thức ăn, kể cả món nướng. Mức an toàn là 5mg/kg/ngày.
  • Acesulfam K: ngọt gấp 200 lần đường thông thường. Không bị huỷ bởi nhiệt độ. Khi sử dụng đơn độc thì có vị hơi đắng, do đó cần kết hợp các chất tạo ngọt khác. Mức an toàn là 15mg/kg/ngày.

Đường ăn kiêng có tốt không?

Lợi ích khi dùng đường ăn kiêng

Những loại đường ăn kiêng có vị ngọt đậm đà như hương vị tự nhiên, đảm bảo được khẩu vị và cảm quan của người bệnh, nhưng lại cung cấp một lượng calo tối thiểu cho khẩu phần hàng ngày, vì vậy không gây tích tụ mỡ thừa cũng như tăng đường huyết sau ăn.

duong-an-kieng-co-tot-khong

Đường ăn kiêng là một trong những thực phẩm chức năng hữu ích, và là chất tạo ngọt ít calo được khuyến khích sử dụng để thay thế đường mía thông thường giúp cho người có nguy cơ và bị tiểu đường, người bị béo phì, những người ăn kiêng hay cần giảm cân và cả những người quan tâm tới một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Loại đường này có thể sử dụng cho những mục đích khác như: cho người dễ bị nổi mụn, có thói quen sử dụng quá nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn, thích ăn ngọt… để tránh tăng năng lượng không cần thiết.

Mỗi loại đường sẽ có khả năng làm tăng đường huyết khác nhau gọi là GI. Đường ăn kiêng làm từ sản phẩm thiên nhiên như bắp, củ cải đường… có GI thấp; đường ăn kiêng tổng hợp từ chất hóa học cũng có GI rất thấp, nên dùng an toàn cho người tăng đường huyết cần ăn ngọt.

Tác hại khi dùng đường ăn kiêng

  • Một số loại đường ăn kiêng vẫn làm tăng đường huyết và cung cấp nhiều năng lượng nếu lạm dụng. Vì vậy, hướng dẫn sử dụng đường ăn kiêng cũng chung chung, mơ hồ theo kiểu dùng bao nhiêu cũng được, không hạn chế liều lượng, hay kiểu dùng tùy thích cho mọi đối tượng sẽ nguy hại đến sức khỏe.
  • Người không có vấn đề gì về đường huyết hay không béo phì thì không khuyến khích dùng đường ăn kiêng. Nếu dùng thì nên chọn loại chiết xuất từ thực phẩm tự nhiên, không nên dùng đường hóa học. Tuy nhiên, cũng phải dùng có kiểm soát về số lượng, tùy khẩu vị mà lựa chọn loại đường phù hợp.
  • Người bệnh đái tháo đường, béo phì nếu dùng đường ăn kiêng nhiều sẽ không kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng, và có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hơn. Thế nên phải kiểm tra đường huyết định kỳ và đột xuất, đặc biệt là sau khi sử dụng một loại đường ăn kiêng mới để kiểm tra về mức độ tăng đường huyết để điều chỉnh liều lượng thích hợp.
  • Đường bắp hay đường củ cải có độ ngọt kém nên nhiều người thường có xu hướng dùng với số lượng nhiều để đạt độ ngọt vừa ý khi chế biến thực phẩm. Điều này cũng gây nguy hiểm vì làm tăng đường huyết và tạo ra nhiều năng lượng.

Lưu ý khi sử dụng tất cả các loại đường

  • Điều lưu ý quan trọng cho tất cả mọi người là không nên dùng nhiều đường ngọt, kể cả đường ăn kiêng. Chỉ dùng khi quá thèm ngọt. Nếu không thèm hay không cần ăn ngọt thì không cần dùng đường.
  • Không dùng nhiều hơn mức khuyến cáo 20mg/người/ngày (tương đương bốn muỗng cà phê đường). Đây là liều lượng đường thông thường cho người bình thường.
  • Người bị đái tháo đường hoặc béo phì thì việc dùng đường nào, dùng bao nhiêu cần được tư vấn trực tiếp bởi bác sỹ điều trị.

tu khoa

  • đường ăn kiêng có tốt không
  • đường bắp ăn kiêng tropicana slim
  • tropicana slim low calorie sweetener
  • đường tăng cơ bắp
  • đường ăn kiêng loại nào tốt
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close