Bài thuốc quý

Cây kim tiền thảo chữa bệnh gì, tác dụng gì?

Cây kim tiền thảo có tác dụng thanh lọc giải nhiệt, tốt cho hệ bài tiết, có tác dụng tán sỏi, tốt cho hệ tim mạch. Chữa được viêm thận, viêm gan, chữa sỏi mật, trị bệnh trĩ và các bài thuốc hiệu quả của cây kim tiền thảo ở bài viết bên dưới.

Cây kim tiền thảo nhận biết như thế nào?

  • Tên Khoa Học: Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr.
  • Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
  • Mô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt.Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.
  • Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa hè,  lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô.
  • Bộ Phận Dùng: Toàn cây.
  • Bào Chế: Rửa sạch phơi khô, để dùng.
  • Bảo Quản: Để chỗ kín, tránh ẩm mốc.

tac-dung-cay-kim-tien-thao

Cây kim tiền thảo có tác dụng gì và có thể chữa được bệnh gì?

4 công dụng có lợi cho cơ thể của cây kim tiền thảo

Thanh nhiệt giải độc cho cơ thể

Theo Y học cổ truyền: tác dụng của cây Kim tiền thảo: thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm thấp nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng: nhiệt lâm, thạch lâm, sạn gan mật, hoàng đản, nhiệt độc ung nhọt, rắn độc cắn. Trích đoạn Y văn cổ: Sách Bản thảo cương mục thập di: “khu phong tán độc, nước sắc thuốc rửa các loại nhọt ghẻ rất thần hiệu”. Sách Thái dược chí: “phát tán đầu phong , phong tà, trị não lậu, bạch trọc, nhiệt lâm, ngọc hành sưng đau, giã lấy nước uống với rượu rất công hiệu”.

Hỗ trợ cho hệ bài tiết

Thuốc có tác dụng rõ, tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy thuốc tống sạn mật, ống mật đau tắt giảm, hết hoàng đản. Quảng kim tiền thảo cũng có tác dụng lợi mật. Các loại Kim tiền thảo đều có tác dụng lợi tiểu. Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng. Loại Lysimachia (Quá lộ hoàn) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma (Hoạt huyết đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.

Tốt cho hệ tim mạch cơ thể

Đối với hệ tim mạch, trên thực nghiệm cao Kim tiền thảo làm tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp, làm tim đập chậm, đồng thời làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Tác dụng hạ huyết áp do sự kích thích các thụ thể cholinergic và sự phóng bế các thụ thể adrenergic. Thành phần flavonoid của kim tiền thảo cũng có tác dụng hạ huyết áp. Trong nghiên cứu thực nghiệm, kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây giảm lưu lượng mạch vành, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim.

Công dụng tán sỏi thận

Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo.    Tác dụng của Kim Tiền Thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso… để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.    Hoạt chất soyasaponin I chứa trong kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận. Cao kim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra kim tiền thảo còn có tác dụng tăng cường sự tiết mật.

9 bài thuốc của cây kim tiền thảo thường được sử dụng

Chữa đái ra dưỡng trấp (bạch trọc):

Kim tiền thảo, mía dò, lá tre, mỗi vị 20g; giá đỗ xanh, tỳ giải, mỗi vị 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật:

Kim tiền thảo 40g; mộc thông, ngưu tất, mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sỏi đường tiết niệu:

Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu:

Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu:

Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g; sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy), mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đái ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều, thêm: ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g. 6. Những bài thuốc làm tan sỏi để chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu: Kim tiền thảo 20g; đảng sâm, mã đề, mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ, mỗi vị 12g; bạch truật, phục linh, ba kích, kê nội kim, thỏ ty tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo 40g, ngải cứu 16g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo, hạt mã đề, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu sau khi dùng thuốc như trên không đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận mà phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thì sau khi phẫu thuật xong có thể tiếp tục dùng các bài thuốc trên để tránh sỏi niệu tái phát.

Chữa sỏi đường mật:

Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 15g; xuyên luyện tử, hoàng tinh, sinh địa hoàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước, mỗi vị 20g; hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu, mỗi vị 12g; nghệ vàng, hải tảo, mỗi vị 8g, kê nội kim 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm và sỏi túi mật và đường dẫn mật:

Kim tiền thảo, nhân trần, mỗi vị 40g; sài hồ, mã đề, mỗi vị 16g, chi tử 12g; chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị bệnh trĩ:

Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm tư Khôn đã theo dõi trên 30 ca sau khi uống thuốc 1 – 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt.

Một số lưu ý khi dùng kim tiền thảo điều trị sỏi thận

Liều dùng: không quá 40g/ngày.
Cách dùng: rửa sạch, đun 30’-60’ lấy nước uống, hoặc dùng cùng với các vị thuốc khác trong bài thuốc.
Dùng vào buổi sáng tránh dùng vào buổi tối.
Cách bảo quản: phơi khô, sao và bọc kĩ.
Kim tiền thảo thường được sử dụng khi sỏi thận, sỏi bể thận có kích thước vừa và nhỏ 0.5-1cm và chống chỉ định với những trường hợp sỏi niệu quản, sỏi bể thận kích thước lớn hơn 1cm, đặc biệt là phụ nữ có thai.
  • uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không
  • tác dụng phụ của kim tiền thảo
  • cây kim tiền thảo
  • kim tiền thảo chữa sỏi thận
  • cay kim tien thao chua benh gi
  • uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không
  • cay kim tien thao co may loai
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close