Bệnh lý

Các bệnh về mắt của người già & cách điều trị

Khi về già mắt bắt đầu bị lão hóa và xuất hiện những bệnh thường gặp như: tăng nhãn áp, cườm, khô mắt,… Dưới đây là cách phòng tránh và điều trị các bệnh về mắt ở người già bạn đọc tham khảo nhé.

Các bệnh về mắt của người già & cách điều trị

cac-benh-ve-mat-cua-nguoi-gia-&-cach-dieu-tri

1/ Tăng nhãn áp (Cườm nước, glaucoma)

Nguyên nhân:

  • Khi về già, các tế bào ở trong mắt (ở vùng bè) bắt đầu bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co dãn hoặc bị bít kín nên thủy dịch ở trong mắt không có lối thoát ra ngoài được, khiến tăng áp suất trong mắt và gây thương tổn thần kinh mắt.
  • Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ khiến mù lòa. Mắt người châu Á có góc tiền phòng hẹp nên dễ bị bệnh tăng nhãn áp.
  • Đây là nguyên nhân gây mù lòa thưc hai sau đục thủy tinh thể. Những người ngoài 40 tuổi nên định kỳ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, kiểm tra nhãn áp nhằm phát hiện bệnh cườm nước (nếu có).

Cách điều trị:

  • Bệnh này cần phải được điều trị sớm ngay từ khi mới bị bệnh, bởi vì khi mắt đã mờ thì không thể điều trị sáng lên được mà chỉ có thể duy trì được tình  trạng mắt hiện tại.
  • Khi bị cườm nước, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống, nhỏ thuốc hoặc truyền dịch để hạ nhãn áp. Sau đó tùy diễn biến của bệnh có thể chỉ cần chữa thuốc hoặc cần phải phẫu thuật.
  • Ngoài ra để phòng bệnh cườm nước, người già cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động và massage mắt để thủy dịch lưu thông, giúp tế bào thần kinh được khỏe mạnh.

2/ Bệnh khô mắt

Nguyên nhân:

  • Từ tuổi 50 trở đi, các tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém hơn.
  • Tình trạng đó cũng có thể là hậu quả của việc thường xuyên sử dụng các thuốc chữa dị ứng, tăng nhãn áp, bệnh tim,…
  • Khi tuyến nước mắt của chúng ta hoạt động kém, mắt sẽ bị kích thích, gây cảm giác khó chịu như có cát, bụi ở trong mắt.

Cách điều trị:

  • Để phòng tránh bệnh khô mắt, bạn hãy chăm sóc mắt bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên, tránh tiếp xúc với nơi có nhiều bụi bặm, không khí ô nhiễm; tránh làm việc liên tục với màn hình vi tính, không tập trung đọc sách trong thời gian quá lâu.
  • Ngoài ra, bạn cần giảm sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây khô mắt; đeo kính râm để tránh nắng, gió khi đi ra ngoài.

3/ Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô)

Nguyên nhân:

  • Từ tuổi 60, nhiều người nhận thấy mắt mờ dần, không bị đau nhức, đeo kính nhưng thị lực vẫn không cải thiện.
  • Thì đó là dấu hiệu thủy tinh thể bắt đầu bị đục.

Cách điều trị:

  • Khi bệnh nhân mắc bệnh đục thủy tinh thể thì cách điều trị duy nhất là phẫu thuật để thay thủy tinh thể nhân tạo, giúp mắt sáng trở lại.
  • Phẫu thuật Phaco là phương pháp phẫu thuật thay thế thủy tinh thể được thực hiện rất dễ dàng, không đau, phục hồi thị lực nhanh.

4/ Bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)

Nguyên nhân:

  • Ở tuổi ngoài 60, vùng hoàng điểm ở võng mạc bắt đầu bị thương tổn, các tế bào tại trung tâm võng mạc bị suy thoái dần, gây nên bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Bệnh không gây nên cảm giác đau nhức nhưng nó làm thị lực giảm sút, mắt mờ dần theo thời gian. Khi tập trung nhìn một vật nào đó, người bệnh sẽ không thấy gì, hoặc nhìn thấy hình ảnh bị méo mó.
  • Khi tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng càng cao.

Cách điều trị:

  • Ở nước ta hiện chưa có phương pháp điều trị được căn bệnh này. Nên các biện pháp phòng tránh bệnh vô cùng quan trọng.
  • Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh dùng thức ăn có chứa mỡ động vật; uống bổ sung các loại vitamin A, C, E và thuốc chống oxy hóa (selen, kẽm…). Viên sáng mắt KANKAVIN là một sản phẩm bổ dưỡng cho mắt được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. KANKAVIN sẽ giúp bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết và bổ dưỡng cho mắt, giúp mắt tăng cường sức đề kháng, phòng tránh hiệu quả các bệnh về mắt, trong đó có bệnh thoái hóa hoàng điểm.
  • Ngoài ra, bạn cần có thói quen luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, tránh stress, thư giãn tinh thần đồng thời đeo kính râm chống tia cực tím khi đi ngoài nắng.

Chăm sóc mắt khỏe mạnh như thế nào?

  • Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm có khả năng chữa khỏi các bệnh về mắt.
  • Khi đi ra ngoài, đeo kính râm để bảo vệ mắt ra khỏi tia UV và tránh được bệnh đục nhãn mắt.
  • Luôn đọc sách báo dưới ánh sáng tốt để tránh căng thẳng cho mắt.
  • Cứ sau nửa tiếng làm việc bằng mắt nhiều, nên cho mắt nghỉ bằng cách nhìn chỗ khác hoặc nhìn vật thể ở xa.

Ăn gì tốt cho mắt?

  • Thức ăn giàu vitamin A: Gan gà, gan bò, gan heo, gan vịt, trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, cá chép, sữa,…
  • Thức ăn giàu Beta-caroten: Các loại trái cây, củ quả có màu vàng cam như đu đủ, cà rốt, gấc, bí đỏ, ớt vàng Đà Lạt… Và các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, rau muống, tía tô, rau ngò, rau cần, rau khoai lang, rau hẹ…
  • Thức ăn giàu vitamin C: Chanh, cam, quýt, bưởi, cà chua, hành lá, ớt, ổi, đu đủ, nhãn, táo, nho, dứa… Vitamin C có vai trò giúp tăng cường thị lực cho mắt và phòng tránh bệnh đục thuỷ tinh thể.
  • Thức ăn giàu vitamin E: Dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa…, các loại đậu, sữa, thịt, gan… Vitamin E có vai trò chống oxy hoá, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
  • Thức ăn giàu Lutein có vai trò bảo vệ võng mạc mắt, giúp giảm nguy cơ phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Lutein có nhiều trong bắp, cải bó xôi, cải xoăn, lòng đỏ trứng gà…
  • Thức ăn giàu selenium, đây là chất chống oxy hoá, góp phần bảo vệ mắt. Selenium có nhiều trong các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…, và trong các thực phẩm như ngũ cốc, cật, gan, trứng, dầu hướng dương, dầu mè.

Từ khóa:

  • các bệnh về mắt và triệu chứng
  • các bệnh về mắt ở người lớn
  • tất cả các bệnh về mắt
  • các bệnh nguy hiểm về mắt
  • các bệnh về mắt thường gặp ở người lớn
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close