Bệnh lý

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em & cách điều trị

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ nhỏ như: viêm kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc, viêm mủ nội mãn, … nó có thể là bệnh nhẹ, nhưng nếu có những dấu hiện bất thường mẹ cần  đưa trẻ đi khám mắt ngay.

Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em & cách điều trị

cac-benh-ve-mat-thuong-gap-o-tre-em-&-cach-dieu-tri

1/ Bệnh viêm kết mạc

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc

  • Viêm kết mạc cấp hay còn gọi là đau mắt đỏ. Là tình trạng viêm lớp màng lót mặt trong mi mắt và bao phủ tròng trắng.
  • Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: Nhiễm trùng, virus, gió bụi, sức nóng, dị ứng côn trùng… nhưng đáng chú ý nhất là do Adenovirus, bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, thường phát triển thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào mùa mưa.
  • Dịch đau mắt đỏ thường xảy ra ở những nơi đông đúc như trường học, công sở… Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp (bắt tay) hoặc gián tiếp (qua chất tiết khi ho, trong hồ bơi, dùng chung khăn, mền…) với người bị bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm kết mạc:

  • Chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt.
  • Khi ngủ dậy, ghèn thường làm dính chặt mắt khiến bệnh nhân khó mở mắt.
  • Lúc bệnh khởi đầu thường bị một mắt, vài ngày sau sang mắt thứ hai. Bệnh thường tự hết trong vòng 1 tuần và không để lại di chứng.
  • Một số trường hợp kèm theo xuất huyết gây đỏ mắt kéo dài, nếu nặng có thể mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc.
  • Hầu hết trẻ bị nhiễm Adenovirus có thể lây lan trong vòng bảy ngày, nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong vòng một tuần đầu sau khi phát bệnh.

Cách phòng, trị bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi nhỏ mắt hoặc đưa tay lên mắt.
  • Khi có người trong gia đình bị đau mắt đỏ, không được dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt,
  • Nếu người bệnh ngủ chung giường thì phải thay khăn giường và áo gối mỗi ngày
  • Ở những nơi công cộng như trường học, nhà trẻ, cần có giải pháp phòng ngừa: Rửa tay thường xuyên, cách ly người bệnh.
  • Cần lưu ý không có thuốc nhỏ mắt nào giúp ngăn ngừa được bệnh.

2/ Bệnh xuất huyết dưới kết mạc

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Là tình trạng kết mạc đột ngột đỏ thành từng đám và khu trú do mạch máu ở vùng tròng trắng mắt bị xuất huyết, đôi khi xuất huyết nhiều đội tròng trắng lên.
  • Đây là một tình trạng thông thường, không nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp:

  • Một đám đỏ ở vùng tròng trắng mắt, không đau nhức, không có ghèn dính mắt.
  • Chấn thương: Không nặng, nhưng có thể che lấp một tổn thương trầm trọng hơn. Do đó cần tìm kiếm vết thương xuyên thấu mắt hoặc dị vật.

Cách phòng, trị bệnh:

  • Lúc này, việc điều trị bệnh toàn thân là quan trọng.
  • Cần đến cơ sở có chuyên khoa mắt để được khám đáy mắt một cách hệ thống, tìm dấu hiệu của những bệnh toàn thân này, còn xuất huyết dưới kết mạc sẽ tiến triển dần đến tự khỏi trong vòng mười ngày.

3/ Viêm mủ nội nhãn

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc, dịch kính, hắc mạc… do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virut, ký sinh trùng…
  • Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ trong độ tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, có thể mắc bệnh cả hai mắt. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
  • Tuy nhiên, bệnh nhân đến muộn hoặc được điều trị ở các cơ sở y tế không có chuyên khoa mắt làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là, mặc dù được điều trị tích cực nhưng thị lực vẫn bị giảm rất nhiều, mất chức năng, thậm chí teo nhãn cầu hoặc phải bỏ nhãn cầu.
  • Viêm mủ nội nhãn có thể do những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như do chấn thương, sau phẫu thuật (viêm mủ nội nhãn ngoại sinh) hoặc do các tác nhân gây bệnh từ nơi khác đến mắt theo đường máu gọi là viêm mủ nội nhãn nội sinh.

Biểu hiện của viêm mủ nội nhãn

  • Có thể đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt, đau đầu, đỏ mắt, sợ ánh sáng.
  • Nếu viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn thường biểu hiện rầm rộ của một tình trạng viêm cấp tính.
  • Bệnh nhân nhức mắt khó chịu, kích thích, đau tăng lên khi cử động mắt.
  • Bệnh nhân nhìn mờ nhiều, có thể chỉ còn nhận thức ánh sáng hoặc không; kèm theo dấu hiệu chói mắt, cộm mắt, trẻ nhỏ thường lấy tay che mắt hoặc quay mặt vào chỗ tối.
  • Trường hợp viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn có độc lực cao hoặc bệnh nhân đến muộn, bệnh có xu hướng trở thành viêm toàn bộ nhãn cầu (viêm toàn nhãn) – tức là viêm cả tổ chức quanh mắt.
  • Triệu chứng của viêm mủ nội nhãn do nấm tiến triển thầm lặng hơn so với các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn.

Cách phòng, trị bệnh:

  • Thăm khám sẽ thấy phù mi mắt, có mủ trong nội nhãn, tăng áp lực ở trong mắt;
  • Một số bệnh nhân có thể bị sụp mi, lồi mắt. Mức độ viêm nhiễm phụ thuộc nhiều vào tác nhân gây bệnh. Mi sưng đỏ, sụp mi, co quắp mi; đặc biệt trong trường hợp viêm lan tỏa nặng ở phía trước của mắt.
  • Bệnh nhân có biểu hiện phù kết mạc hoặc hoại tử kết mạc, giác mạc (tròng trắng và tròng đen của mắt), có ánh mủ vàng trong mắt khi quan sát qua lỗ đồng tử.
  • Trường hợp viêm nặng ở phần sau của mắt, siêu âm có thể có bong võng mạc. Kết quả cuối cùng của những mắt này thường là teo nhãn cầu hoặc thậm chí phải bỏ nhãn cầu cho dù được điều trị tích cực.
  • Đối với viêm mủ nội nhãn nội sinh, bệnh nhân thường có ổ viêm nhiễm đầu tiên như nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, viêm nội tâm mạc, viêm đường tiết niệu…; kèm theo có thể sốt cao, đau đầu, giảm cân hoặc suy kiệt.
  • Viêm mủ nội nhãn đang là một thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các nhà nhãn khoa.
  • Việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực đưa đến cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.
  • Vì vậy, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở điều trị nhãn khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.

Ăn gì tốt cho mắt?

  • Thức ăn giàu vitamin A: Gan gà, gan bò, gan heo, gan vịt, trứng gà, trứng vịt, trứng vịt lộn, cá chép, sữa,…
  • Thức ăn giàu Beta-caroten: Các loại trái cây, củ quả có màu vàng cam như đu đủ, cà rốt, gấc, bí đỏ, ớt vàng Đà Lạt… Và các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, rau muống, tía tô, rau ngò, rau cần, rau khoai lang, rau hẹ…
  • Thức ăn giàu vitamin C: Chanh, cam, quýt, bưởi, cà chua, hành lá, ớt, ổi, đu đủ, nhãn, táo, nho, dứa… Vitamin C có vai trò giúp tăng cường thị lực cho mắt và phòng tránh bệnh đục thuỷ tinh thể.
  • Thức ăn giàu vitamin E: Dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa…, các loại đậu, sữa, thịt, gan… Vitamin E có vai trò chống oxy hoá, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
  • Thức ăn giàu Lutein có vai trò bảo vệ võng mạc mắt, giúp giảm nguy cơ phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Lutein có nhiều trong bắp, cải bó xôi, cải xoăn, lòng đỏ trứng gà…
  • Thức ăn giàu selenium, đây là chất chống oxy hoá, góp phần bảo vệ mắt. Selenium có nhiều trong các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…, và trong các thực phẩm như ngũ cốc, cật, gan, trứng, dầu hướng dương, dầu mè.

Từ khóa:

  • các bệnh về mắt ở trẻ nhỏ
  • bé bị sưng mí mắt
  • lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị đục
  • nháy mắt ở trẻ em
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close