40 tuần thaiMang thai

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Bà bầu bị ho vào buổi tối khi mang thai do nội tiết tố thay đổi, do dịch nhầy tiết ra nhiều là hiện tượng hay gặp ở thai phụ, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi nếu ho ít. Trường hợp ho nhiều mẹ cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Vì sao bà bầu bị ho khi mang thai?

  • Mang thai 3 tháng đầu có thể nói là khoảng thời gian khó khăn nhất của mẹ bầu. Khi đó, cơ thể mẹ phải thích nghi với những sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể lúc mang thai nên làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo đó, vi khuẩn từ môi trường hay từ những người mắc bệnh xung quanh sẽ dễ dàng xâm nhập qua “tuyến phòng ngự” lỏng lẻo gây bệnh.
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và nhiệt độ cũng làm mẹ bầu hay bị hắt hơi, ho.
  • Việc tăng tiết màng nhầy cũng khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.

Bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu mẹ bầu chỉ bị ho thông thường, các cơn ho xuất hiện không thường xuyên và cường độ ho nhẹ, ho không có đờm hay kèm theo sốt thì không đáng lo, việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhưng sẽ làm mẹ khó chịu và mệt mỏi. Lúc này, mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian giúp trị ho một cách hiệu quả như: lá hẹ đường phèn, mật ong ngâm quất, mật ong gừng, hay chanh mật ong, mật ong với tỏi….

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ho dai dẳng, ho ra đờm, kèm theo các triệu chứng cảm sốt, nhức đầu, ù tai, đau ngực…thì khá nguy hiểm. Bởi đây có thể là các triệu chứng đầu tiên của viêm họng nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm phổi… gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Cụ thể là khi mẹ bầu ho có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến động thai hay thậm chí là nguy cơ sảy thai sớm.

Mẹ làm gì khi bị ho 3 tháng đầu?

  • Nếu mẹ chỉ có các dấu hiệu ho thông thường không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì mẹ có thể tham khảo những cách chữa ho cho bà bầu bằng phương pháp dân gian để làm giảm cơn ho.
  • Khi bị ho, mẹ không nên ra ngoài nhiều và tiếp xúc với gió lạnh hay tới những nơi đông người. Thay vào đó hãy ở nhà nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thường xuyên vệ sinh vòm họng và miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Không nên tắm quá lâu vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng thêm trầm trọng hơn.
  • Mẹ chú ý tăng cường ăn uống tẩm bổ, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế căng thẳng, lo âu để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của mẹ bầu mau hồi phục.
  • Khi ho, mẹ bầu rất dễ bị mất nước, vì vậy mẹ cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Mẹ cũng có thể thay nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, trà hoặc súp.
  • Mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ có thể gây dị tật cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu này.
  • Khi mẹ có các triệu chứng ho liên tục trên 3 tuần không khỏi hay ho kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu,… thì tốt nhất mẹ nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có kết luận chính xác, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Trị ho cho bà bầu nhanh chóng và an toàn theo dan gian

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.

Trị ho an toàn từ các loại quả: Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn từ những loại cây trái có sẵn trong vườn nhà mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Quả cam: Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
  • Nho: Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.
  • Chanh, quýt và quất: Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.

ba-bau-bi-ho-3-thang-dau

Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.

  • Quả mâm xôi: Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí.
  • Quả việt quất: Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.
  • Quả lê: Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.
  • Quả ổi: Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 – 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.
  • Các loại quả khô: Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.
  • Củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
  • Hoa mướp: Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm.

Chúc mẹ bầu mau chóng khỏi bệnh, mẹ tròn con vuông!

tu khoa

  • bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không
  • thuốc chữa viêm họng cho bà bầu
  • bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi
  • bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close