Bệnh lý

Mẹ bầu bị bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không?

Quai bị là một căn bệnh lây nhiễm thông thường nhưng lại mang đến những nguy hiểm lớn đối với các mẹ bầu. Vì bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không? Mời các mẹ tham khảo thông tin dưới đây nhé.

Bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không?

Quai bị là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe của con nữa. Nếu như trong thời gian đầu mẹ mắc bệnh quai bị thì thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc có nguy cơ bị sảy thai. Nếu như mẹ bị quai bị trong thời gian cuối thai kỳ thì rất dễ sinh non hoặc chết lưu.

Người phụ nữ mang thai thì hệ miễn dịch rất yếu so với bình thường nên khi mắc bệnh thì rất khó lường trước được bất kỳ điều gì. Những triệu chứng mà bà bầu đang mắc quai bị đó là sốt cao từ 39 độ C đến 40 độ C, đi kèm với sốt là nhức đầu, mệt mỏi khắp người, đặc biệt là ở quai hàm. Khi ăn thì nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, mẹ bầu dần nhận thấy bên má đang sưng dần và lan ra phía sau. Khi bị bệnh, cơ thể mẹ rất mệt mỏi nên khiến cho thai nhi cũng ảnh hưởng theo.

Mẹ bầu bị bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không?
Bệnh quai bị ảnh hưởng đến thai nhi

Phương pháp điều trị quai bị cho bà bầu

  • Nên chườm ấm ở vị trí sưng: Những vị trí bị đau nhức thì mẹ cần phải dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm lên để giảm sưng và giảm cơn đau.
  • Cần phải vệ sinh răng miệng: Những bệnh nhân đang mắc quai bị cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khi bị sưng đánh răng sẽ khó khăn nên hãy sử dụng nước muối để vệ sinh mẹ bầu nhé.
  • Điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian: Thời kỳ bầu các mẹ cần hạn chế uống thuốc mà nên sử dụng các loại thuốc dân gian để an toàn cho bé.
  • Cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: khi mắc bệnh thì sức đề kháng đã giảm và còn bị mắc virus nên sức khỏe càng giảm hơn, vì vậy mẹ nên nghỉ ngơi để nhanh phục hồi sức.
  • Thức ăn dành cho bầu bị quai bị: Mẹ nên ăn những món dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở và uống nhiều nước. Hạn chế những thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ, không nên ăn những thức ăn có chứa nếp. Cần uống 2 lít nước mỗi ngày.
Mẹ bầu bị bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không?
Điều trị bệnh quai bị cho mẹ bầu

Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh quai bị

  • Hạt cam thảo: Loại hạt cam thảo dây, mẹ nghiền nhuyễn rồi trộn với lòng trắng trứng gà và bôi lên chỗ sưng tấy, mỗi ngày 1 lần là hiệu quả ngay.
  • Nhân hạt gấc: Cần khoảng 4 hạt thôi, giã và đốt thành than, sau đó lấy than đó nghiền ra hòa với 5ml dấm thanh và 6gr – 10gr tinh cối đá và bôi vào chỗ bị sưng. Bôi khi nào thấy hết sưng là ngưng lại.
  • Bột mì và bột tiêu trị quai bị: Cách này không nên áp dụng cho bà bầu bị ngứa hay có làn da nhạy cảm nhé. Bột mì 1gr trộn 8gr bột tiêu và nước ấm trộn đều thành hồ rồi bôi lên chỗ sưng. Ngày 1 lần và bôi khi nào hết sưng là được.

Tuy sử dụng thuốc dân gian nhưng mẹ cũng cần phải tái khám và siêu âm để bảo đảm không có biến chứng xấu xảy ra cho mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu bị bệnh quai bị ảnh hưởng tới thai nhi không?
Cách điều trị quai bị bằng thuốc dân gian

Phòng tránh bệnh quai bị

Để có thể phòng tránh được quai bị khi mang thai thì các mẹ cần phải tiêm phòng bằng văcxin. Trước khi mang thai mẹ nên tiêm phòng vacxin và trong 2 tháng tiêm phòng đó mẹ không  được mang thai. Còn khi đã mang thai rồi thì mẹ không được tiêm phòng vacxin nữa. Tiêm vacxin thì bạn đến các trung tâm tiêm phòng hoặc có một số bệnh viện cũng có tiến hành tiêm phòng vacxin.

Ngoài ra, khi mang thai mẹ không nên tiếp xúc với những người đang bị bệnh để tranh bị lây nhiễm. Nếu thời kỳ mang bầu mà mẹ có dấu hiệu lạ nghi ngờ là biểu hiện của bệnh thì cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt, tránh để bệnh trở nặng mới thăm khám nhé.

Phương pháp điều trị bệnh quai bị và cách phòng bệnh trên sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe. Chúc các mẹ áp dụng thành công!

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close