Dinh dưỡng

Uống nước đúng cách như thế nào?

Cơ thể cần khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày, bạn nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng có tác dụng kích thích sự vận chuyển máu, giúp giải độc cho cơ thể và giúp làn da sáng hơn…

Vai trò của nước trong cơ thể

Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, dưới đây là vài thống kê:

  • Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, như nước trong bộ tản nhiệt của xe ô tô, máy bay.
  • Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào.
  • Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.
  • Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
  • Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru.
  • Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.
  • Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.
  • Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.
  • Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%…

uong-nuoc-dung-cach-nhu-the-nao

Uống nước đúng cách như thế nào?

Uống bao nhiêu nước mỗi ngày

  • Bình thường cơ thể cần khoảng một lít rưỡi nước mỗi ngày. Đấy là lượng nước, gồm cả nước trong thức ăn mà chúng ta cần nạp vào cơ thể mỗi ngày để cân bằng lượng nước mất đi, ngoại trừ trường hợp bị bệnh thận hay tim.
  • Ở các nước nhiệt đới hay khi luyện tập thể thao, do lượng nước mất đi nhiều nên lượng nước bổ sung cũng cần tăng lên. Chẳng hạn, một vận động viên chạy marathon mất lít rưỡi nước nên phải đảm bảo lượng nước vào cơ thể lớn hơn con số ấy.

Uống không đủ nước có ảnh hưởng gì không?

Thiếu nước vừa phải đưa tới:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi khóc.
  • Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thực phẩm.
  •  Ít tiểu tiện.
  • Khô và ngứa da vì các tế bào da không có nước, nổi mụn trứng cá.
  • Chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao.
  • Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Sạn thận cũng dễ tái sinh.
  • Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhạy cảm với bụi bặm, khói thuốc, các hóa chất.
  • Chảy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.
  • Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm.

Thiếu nước trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng… Nhiều người dùng tiêu chuẩn “khát” để uống nước. Thực ra, khát nước không phải là dấu hiệu hoàn hảo để báo hiệu nhu cầu uống nước.

Ở người cao tuổi hoặc trong vài bệnh, cảm giác khát giảm đi trong khi nhu cầu về nước không giảm. Vì thế, cần uống nước đều dù ta có khát hay không. Có thể quan sát màu của nước tiểu để biết thiếu nước. Nếu nước tiểu trong sáng là có đủ nước; vẩn đục màu vàng là dấu hiệu của thiếu nước.

Uống nước đúng cách như thế nào?

  • Phải uống nước trước khi bạn cảm thấy khát, nếu bạn uống sau khi thấy khát nghĩa là cơ thể bạn đã bị mất nước.
  • Tốt nhất nên uống nước đều đặn vào mỗi giờ. Thật sai lầm khi nghĩ rằng uống nhiều nước vào một lần là ta đã cung cấp đủ nước cho cơ thể trong nhiều tiếng đồng hồ. Sự thực là lượng nước bị uống dồn dập vào một lúc sẽ bị thải ra ngoài nhanh như khi được nạp vào cơ thể vậy.
  • Uống từ 3 lít nước/ngày trở lên mới có thể gây tác dụng ngược. Với lượng nước ấy, sẽ xuất hiện tình trạng natri trong cơ thể bị pha loãng. Tuy nhiên, với những người đang theo chế độ giảm muối, uống nhiều nước lại rất cần thiết.
  • Có khoảng 160-180 lít nước chạy qua thận mỗi ngày, nhưng chỉ có từ 1-1,5 lít nước được thải ra ngoài (nước tiểu). Nếu chúng ta uống nhiều nước, nước tiểu sẽ bị pha loãng hơn, chứ không hề tập trung nhiều hơn các độc tố. Tuy nhiên, uống nhiều nước lại có tác dụng thúc đẩy bài tiết qua đường tiết niệu.
  • Để khỏe mạnh, cần uống nước khoáng. Vì nước khoáng rất cần thiết khi chúng ta chơi thể thao để bù đắp lượng khoáng chất cơ thể đã đánh mất qua mồ hôi. Còn bình thường, một ít nước khoáng mỗi ngày cho cơ thể là đủ rồi.
  • Tốt hơn nên uống nước ấm vì uống nước ấm rất có lợi cho hoạt động của gan. Đặc biệt, một cốc nước ấm vào buổi sáng có tác dụng kích thích sự vận chuyển máu. Hơn thế, nó còn giải độc cho cơ thể và giúp làn da sáng hơn. Tuy nhiên, nước ấm ở đây là nước lọc, chứ không phải trà hay nước thuốc sắc.
  • Các loại nước chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể nhưng chúng lại chứa nhiều đường. Nên sử dụng các đồ uống này với liều lượng vừa phải. Tuyệt đối tránh lạm dụng.

Những điều cần lưu ý khi uống nước

  • Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.
  • Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.
  • Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.
  • Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.
  • Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng.
  • Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

Từ khóa:

  • uống nước đúng cách để giảm cân
  • uống nước đúng cách để trị mụn
  • uống nước đúng cách để có làn da đẹp
  • uống nước đúng cách để trị bệnh
  • uống nước đúng cách giảm cân hiệu quả
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close