Bệnh lý

Trẻ sốt nhưng chân tay lạnh phải làm sao?

Khi trẻ sốt cao chân tay lạnh, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm pha chút chanh, muối sau đó lau phần bẹn, nách, gan bàn tay, bàn chân, lau nhiều cho trẻ nhanh ấm tay chân.

Nguyên nhân trẻ sốt cao chân tay lạnh?

  • Thông thường, trong một số trường hợp trẻ bị sốt, các mẹ sẽ thấy tay chân trẻ lạnh buốt và rất lo lắng về điều này. Theo các bác sĩ, sở dĩ có hiện tượng này trẻ bị rối loạn vận mạch, hiện tượng này càng trở nên nặng và nguy kịch hơn nếu cha mẹ trùm thêm chăn mền cho trẻ và có thể dẫn tới co giật.
  • Sốt là triệu chứng rất thường gặp, là phản ứng thông thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… xâm nhập. Trong một số căn bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não, viêm màng não… người ta có thể sốt rất cao và khó hạ dù đã được uống thuốc và lau mát.
  • Trong trường hợp này, nếu trẻ sốt dưới 38 độ C là bình thường, 39 độ C là sốt nhẹ, trên 39 độ C là sốt cao và cần phải được điều trị khẩn cấp.

tre-sot-cao-tay-chan-lanh-phai-lam-sao

Trẻ sốt nhưng chân tay lạnh phải làm sao?

Trẻ sốt cao tay chân lạnh có biến chứng nguy hiểm gì không?

  • Trong các trường hợp sốt, nếu được can thiệp kịp thời và hạ sốt thì tình trạng không có gì nguy hiểm.
  • Tuy nhiên, với những trường hợp sốt nhưng không được chăm sóc, can thiệp kịp thời, đặc biệt sốt cao tay chân lạnh có thể gây những biến chứng nặng nề như trẻ có nguy cơ bị co giật, để lại di chứng não, mất nước, biến chứng về hô hấp, vận động và nặng hơn cả là khiến trẻ tử vong.
  • Nguy hiểm hơn cả nếu trẻ bị sốt do viêm não sẽ khiến trẻ tử vong hoặc nếu có phục hồi cũng để lại di chứng về não.

Trẻ sốt cao chân tay lạnh phải làm sao?

  • Đối với trường trẻ sốt dưới 38 độ C thì cha mẹ không cần phải lo lắng nhiều, và cũng không cần dùng thuốc hạ sốt. Vì đây là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ, cha mẹ chỉ cần giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, thoáng mát, ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Đối với trẻ sốt trên 38 độ, sốt cao thì cần đưa trẻ đi bác sĩ chuyên khoa nhi và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân.
  • Cho trẻ dùng thuốc theo đơn bác sĩ và giữ cơ thể trẻ luôn thoáng mát, sạch sẽ, mặc quần áo rộng thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, mẹ có nên dùng khăn ấm pha chút chanh, muối sau đó lau phần bẹn, nách, gan bàn tay, bàn chân, lau nhiều cho trẻ nhanh ấm tay chân.
  • Cho trẻ ăn thức mềm, lỏng dễ tiêu. Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn đầy đủ chất như đạm, béo, tinh bột, đường để tăng cường sức đề kháng cho con. Lượng thức ăn mỗi bữa nên ít và chia làm nhiều lần trong ngày để trẻ không bị khó chịu, đầy bụng.
  • Mẹ cũng cần cho trẻ uống nhiều nước để bù nước hoặc bú sữa mẹ liên tục với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Những trường hợp sốt cao cần đưa trẻ đến bệnh viện

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C; trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức.
  • Trẻ bị nôn tất cả mọi thứ; bị co giật hoặc bị sốt kèm tay chân lạnh run.
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc bỏ ăn; không uống được bất cứ thứ gì.
  • Trẻ nhỏ có thóp trước (mỏ ác) phồng lên; bé có dấu hiệu cổ cứng.
  • Trẻ có dấu hiệu xuất huyết; nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra máu, đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân nhớp lạnh.

Từ khóa:

  • bé sốt cao chân tay lạnh
  • bé bị sốt chân tay nóng
  • bé bị sốt lạnh run
  • người nóng chân tay lạnh là bệnh gì
  • bé bị sốt mọc răng
  • chân tay lạnh là biểu hiện bệnh gì
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close