Bệnh lýNuôi con

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn đỏ trên mặt xử lý thế nào?

Bé 1-2 tháng tuổi thường bị nổi mẩn đỏ, ngứa, mặt, tay chân, khắp người có thể kèm theo chảy nước mủ, có mùi hôi có thể là do bé bị mụn nước, tuyến bã nhờn bài tiết mạnh vào mùa nóng hoặc do bé bị chàm sữa.

Mẫn ngứa, mẩn đỏ ở trẻ nhỏ là bệnh hay gặp

Khi thời tiết thay đổi do ảnh hưởng của không khí một số thay đổi dễ dẫn đến tình trạng nổi những mẩn đỏ nhỏ khắp người trẻ sơ sinh gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy không bị sốt nhưng những nốt mẩn đỏ đó sẽ làm trẻ khó chịu trong các hoạt động hằng ngày. Vậy bệnh mẩn ngứa nổi đỏ khắp người ở trẻ sơ sinh không bị sốt chữa trị thế nào cho trẻ ăn gì để mau phục hồi, cách chăm sóc trẻ như thế nào sẽ được chia sẻ thật chi tiết cho các bạn dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.

Trẻ 1-2 tuổi, béo thường dễ bị nổi mẩn đỏ, ngứa

Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.

Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.

tre-so-sinh-noi-man-do-o-mat

Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.

Mụn ở bé sơ sinh

Đây là bệnh về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Bạn có thể quan sát thấy những nốt sưng tấy trên mặt bé, trông giống những cái nhọt. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán và thái dương. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé nhưng thường khiến cha mẹ lo lắng.

Không cần thiết phải chữa trị những vết mụn này vì chúng xuất hiện do sự thay đổi hormone sau khi bé chào đời. Do đó, mụn thường tự biến mất trong vòng vài tuần sau đó, nếu được cha mẹ giữ vệ sinh tốt. Bạn cũng không cần phải dùng loại kem hoặc gel bôi đặc biệt cho bé, càng nên tránh những sản phẩm trị mụn dành cho các bé trong độ tuổi dậy thì để bôi vào da cho bé sơ sinh.

Trẻ bị nổi mụn đỏ kèm theo mủ do tăng tiết bã nhờn

Thường khởi phát khi bé được khoảng 1 tháng tuổi. Khi ấy, bé sẽ xuất hiện những nốt nhọt (thường nhỏ hơn nốt mụn trứng cá), có kèm theo mủ, xuất hiện ở những vùng da có lông và tóc như trên da đầu, lông mày. Những nốt mụn này cũng có xu hướng lan xuống cổ và khuỷu tay.

Nguyên nhân không hẳn là bé bị dị ứng sữa hoặc dị ứng thức ăn. Những nốt mụn do tăng tiết bã nhờn có khả năng tự biến mất hoặc được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt.

Trẻ bị chàm

Dấu hiệu này khá phổ biến, thường khởi phát khi bé được khoảng 1 đến 5 tháng tuổi. Chàm có thể ảnh hưởng đến hai má, trên mặt hoặc các cơ quan khác trên cơ thể của bé.

Sự thật là một số bé bị chàm có liên quan trực tiếp đến tình trạng dị ứng sữa nhưng cũng thể khởi phát do da bé bị khô hoặc không có nguyên nhân cụ thể.

Một số bé có thể tự thoát khỏi chứng chàm khi lớn hơn nhưng cũng có một số bé phải đối mặt với dấu hiệu khó chịu này trong suốt thời thơ ấu. Chàm có thể được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt.

Chăm sóc bé bị mẩn ngứa, mẫn đỏ thế nào?

tre-so-sinh-noi-man-do-tren-mat

Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
  • Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu được sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
  • Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

tu khoa

  • trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người
  • bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt
  • trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
  • bị nổi các nốt đỏ như muỗi đốt ngứa
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close