Nuôi con

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng kiểu Nhật

Trẻ 7- 8 tháng cần ăn dặm 2 bửa/ ngày với đầy đủ dưỡng chất: tinh bột, đạm, vitamin và chất xơ ưu tiên ăn dặm với bột nấu với rau, tôm hoặc thịt theo gợi ý bên dưới.

Dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi cần chú ý những gì?

Ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ (nếu mẹ còn sữa), bạn nên nghĩ tới việc cho trẻ ăn dặm các món ăn giàu dinh dưỡng như hải sản, giàu omega-3 như cá hồi, súp lơ, bắp cải, đậu nành.

thuc-don-cho-be-7-8-thang-an-dam

Các loại thức ăn này không chỉ cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn cung cấp sắt, phốt pho, kali, magie, axit béo, vitamin B và omega-3 chất rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển não bộ…Tuy nhiên những loại thực phẩm này nên được nghiền hoặc xay nhỏ để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Trẻ 7- 8 tháng ăn dặm thế nào?

  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
  • Thời gian ăn: 10h sáng và 5h chiều
  • Đạm: 10-15g (trứng: cả lòng đỏ; đậu phụ 40-50g; sản phẩm sữa bò: 85-100g; thịt lườn gà; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
  • Cháo tỉ lệ 1:7 (10g gạo với 70ml nước): 40-80g
  • Rau: 25g (dưa chuột, nấm các loại)

Trẻ cần bổ sung thực phẩm gì giai đoạn 7- 8 tháng?

  • Tinh bột: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
  • Đạm: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi).
  • Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền. Chất xơ: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tham khảo

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này

  • Theo thực đơn trên, bé có thể ăn được cháo theo tỷ lệ 1:7. Tỷ lệ 1:7 (là 1 gạo và 7 nước), nấu chín xong sau đó vẫn cần rây. Tuy nhiên, đến khi bé được khoảng 7 tháng rưỡi đến 8 tháng thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, tức là không rây nữa mà chỉ cần nghiền bằng muỗng. Vì lưỡi của trẻ ngoài động tác đẩy thức ăn từ mồm vào họng thì lưỡi bé còn di chuyển theo chiều dọc, nên trong đồ ăn của bé bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ lẫn bên trong để bé dùng lưỡi và vòm hàm trên nghiền ra.
  • Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
  • Các mẹ vẫn chưa cần nêm gia vị, nếu mẹ vẫn muốn nêm thì chỉ nêm một lượng cực nhỏ
  • Bước sang thời điểm này, các bé sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, mẹ không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là liền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.

tu khoa

  • thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng
  • thực đơn ăn dặm kiểu nhật 6 tháng
  • thực đơn ăn dặm kiểu nhật theo từng tháng tuổi
  • thực đơn ăn dặm trẻ 6 tháng tuổi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close