Bài thuốc quý

Củ Đinh Lăng chữa bệnh gì?

Rễ cây Đinh Lăng lá nhỏ dùng ngâm rượu trị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lá Đinh Lăng nấu nước uống tác dụng giải độc, mát sữa, thanh lọc cơ thể. Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ cây Đinh Lăng bên dưới.

Đinh Lăng là cây gì?

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.

cay-dinh-lang-tri-tac-sua

Đinh Lăng có mấy loại?

Đinh lăng có hai loại một loại lá to, một loại lá nhỏ. Ở đây mình sẽ mặc định là cây đinh lăng lá nhỏ để ngâm rượu vì đặc tính của cây đinh lăng lá nhỏ mới thực sự là cây đinh lăng được ca tụng là nhân sâm của người nghèo.

Đinh lăng xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh có xuất xứ món gỏi cá như gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn quê mình. Trước đây, người dân thường dùng nó để làm hàng rào. Có cây thâm niên tới cả 60-70 năm. Mình cũng đã từng dùng rễ đinh lăng tán nhỏ của loại cây đó nhưng đây là thời điểm chẳng quan tâm đến rượu cũng chẳng thích thú gì với rượu để tăng khả năng ghi nhớ tốt cho trí óc của bản thân. (Chuyện gắn duyên với rượu rất dài, nếu có thời gian mình sẽ kể lại cho các Bạn nghe sau nhưng đã làm thì phải cho ra làm ,phải là loại tốt nhất chứ không làm vớ vẩn).

Đinh Lăng ngâm rượu, chữa bệnh là cây nào?

Cây đinh lăng ngâm rượu hay củ đinh lăng ngâm rượu là cây nhỏ chứ không phải lá to, không gai, thân nhẵn chiều cao thông thường từ 0,8-2 mét, lá giống như cái lông chim sẻ làm ba dài đầu nhọn mà mọi người vẫn hay dùng để ăn cùng với gỏi cá hay món nem tái quấn lá đinh lăng.
Về củ đinh lăng thông thường khá lớn nếu được trồng trên mảnh đất tươi tốt. Đâu 3-5 năm là có thể thu hoạch được thông thường sẽ thu hoạch vào mùa thu tức từ tháng 9 đến hết mùa đông khi đó: Rễ đinh lăng khá mềm, có nhiều hoạt chất do quá trình hanh khô diễn ra được tích tụ vào phần rễ là chủ yếu giúp chống chọi qua mùa đông kéo dài.

Cây đinh lăng có công dụng gì?

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là “cây sâm của người nghèo”. Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Những bài thuốc từ cây Đinh Lăng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

  • Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
  • Bồi bổ cho sản phụ: Phụ  nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có  tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
  • Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ  đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể  lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
  • Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả  lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
  • Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
  • Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
  • Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
  • Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
  • Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể./.

tu khoa
  • cây đinh lăng chữa bệnh gì
  • cây đinh lăng ngâm rượu
  • rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì uống được
  • giá củ đinh lăng
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close