40 tuần thaiMang thai

Bà bầu ăn rau lang được không, có tốt không?

Rau lang giàu chất xơ, vitamin tác dụng hạn chế táo bón, lợi sữa, thanh nhiệt, phòng bệnh tiểu đường nên là thực phẩm tốt cho bà bầu nên ăn đúng cách, vừa đủ.

Rau lang chứa thành phần gì?

Các nhà khoa học đã khảo sát hàm lượng vitamin C, B6, thiamin và riboflavin trong các bộ phận của 2 giống khoai lang mang tên Beauregard và LA 07-146 được trồng phổ biến tại địa phương. Các phân tích cho thấy vitamin C có nhiều nhất ở mô trên mặt lá non và chồi, nhiều hơn so với ở thân dây, cuống lá và củ khoai. Kết quả cũng cho thấy riboflavin có nhiều hơn ở lá già so với củ và lá non.

ba-bau-an-rau-lang

Lượng vitamin B6 ở lá già cao gấp 3,4 lần và ở cuống lá già cao gấp 2-3 lần so với ở củ. Chồi và lá non cũng giàu vitamin B6 hơn củ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hàm lượng vitamin B6 ở rau lang nhiều tương đương bông cải, cà rốt, chuối và trái bơ. Thiamin không được phát hiện ở lá nhưng theo nhận định của họ thì có thể tùy thuộc giống cây trồng.

Tác dụng của rau lang với phụ nữ mang thai

Rau lang trị táo bón

Hiện tượng táo bón là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Phòng cao huyết áp, giảm buồn nôn

Bà bầu ăn rau khoai lang giúp phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ ( khoai lang)…

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

ba-bau-an-rau-lang

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, rau lang cũng là một lựa chọn tuyệt vời vì lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. (Bạn lưu ý chỉ nên dùng rau lang, không nên dùng củ vì có chứa nhiều tinh bột).

Lợi sữa

Với những bà mẹ đang cho con bú mà ít sữa, muốn có nhiều sữa hơn, nên dùng rau lang xào với thịt heo ăn sẽ có tác dụng rất hiệu quả.

Thanh nhiệt, giải độc

 Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bạn nên ăn món này nhiều hơn vì nó còn có tác dụng ngừa mụn, trị mụn rất hiệu nghiệm.

Chú ý khi bà bầu ăn rau khoai lang

  • Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
  • Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
  • Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
  • Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
  • Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

tu khoa

  • rau lang co tac dung gi
  • an rau lang co giam can khong
  • rau lang có công dụng gì
  • rau lang có tốt cho bà bầu không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close